Công ty TNHH một thành viên Ánh Hồng, xã Bắc Sơn duy trì hoạt động ổn định, hiện đang khai thác và cung cấp vật liệu cho các công trình xây dựng trên địa bàn.

Công ty TNHH một thành viên Ánh Hồng, xã Bắc Sơn duy trì hoạt động ổn định, hiện đang khai thác và cung cấp vật liệu cho các công trình xây dựng trên địa bàn.

(HBĐT) - Từ năm 2014 đến nay, việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện đã cơ bản được xử lý, hiện tại không còn nơi nào được gọi là tụ điểm khai thác. Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi khi nói về vai trò của UBND huyện trong công tác quy hoạch, quản lý, khai thác khoáng sản.

 

Vào quãng những năm 2010-2013, chúng tôi đã có nhiều dịp được về “thăm” huyện Kim Bôi để chứng kiến những vụ việc như: người dân  tập hợp đông người để ngăn chặn xe của doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Kim Sơn; chính quyền và nhân dân xã Nuông Dăm, Mỵ Hòa phản ảnh tình trạng khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường, gây sạt lở, bồi lấp ruộng và sự kiện khá ồn ào là sập hầm lò khai thác than gây chết người ở xã Cuối Hạ… Đau đầu với việc xử lý hậu quả do khai thác khoáng sản trái phép gây nên huyện đã tăng cường việc quản lý khai thác nguồn tài nguyên này.

 

Nắm rõ tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn chủ yếu là khai thác vàng sa khoáng ở các xã: Mỵ Hòa, Kim Sơn, Kim Bôi, Kim Bình, Bắc Sơn; khai thác than ở xã cuối Hạ… UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý. Riêng năm 2011, UBND huyện đã ban hành 10 quyết định xử lý vi phạm hành chính, trong đó có 6 quyết định áp dụng hình thức cảnh cáo, hình phạt bổ xung là tịch thu tang vật, 4 quyết định áp dụng hình thức phạt  tiền 63 triệu đồng và trả lại tang vật; năm 2012, UBND huyện ban hành 17 Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, môi trường  đối với 17 cá nhân với tổng số tiền xử phạt 290 triệu đồng. Số vụ vi phạm phải xử lý giảm dần: năm 2013 xử lý 3 vụ, năm 2014 xử lý 2 vụ. Hiện tại có một vài nơi người dân vẫn khai thác khoáng sản nhỏ lẻ nếu người dân phát giác, cung cấp thông tin huyện sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử lý kịp thời..

 

Để có được kết quả này, trong 2 năm (2012-2014)  huyện đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho nhân dân tại các xã có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Hàng năm huyện phối hợp với các sở, ngành của tỉnh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản. Phối hợp, tham góp ý kiến các sở, ngành hữu quan của tỉnh để thực hiện công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản và thẩm định hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn. Từ năm 2008-2015 có 16 cơ sở được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.  Hiện có 4 cơ sở đang hoạt động ổn định, 6 cơ sở đã hết hạn giấy phép. Năm 2014, huyện đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 5 quyết định thu hồi giấy phép đối với  4 cơ sở khai thác vàng và 1 cơ sở khai thác than. Năm 2015, huyện còn 5 cơ sở có giấy phép khai thác còn thời hạn và 1 cơ sở đang xin gia hạn giấy phép. Theo đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện: Các cơ sở được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện nằm trong quy hoạch hoạt động khoáng sản đã thực hiện đúng, đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định và đi vào hoạt động theo đúng vị trí, khu vực được cấp phép.

 

Để giữ được sự ổn định (trong lĩnh vực khai thác khoáng sản) như hiện nay, huyện Kim Bôi mong được sự quan tâm của UBND và các sở, ngành hữu quan: Tăng cường công tác thẩm định hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản để lựa chọn được những doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, công nghệ đầu tư khai thác. Không gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác than ở xã Cuối Hạ. Thường xuyên phối hợp kiểm tra và có biện pháp xử lý để yêu cầu các DN khai thác khoáng sản chấp hành các quy định về tài nguyên khoáng sản. Về phía huyện sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ để có thể hạn chế tối đa tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

 

 

 

                                                                                 Thúy Hằng

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục