Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh phát dọn đường và hành lang bảo vệ rừng tại xã Đoàn Kết, Đà Bắc.

Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh phát dọn đường và hành lang bảo vệ rừng tại xã Đoàn Kết, Đà Bắc.

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có tổng diện tích tự nhiên 5.105,4ha, trong đó có 4.851,43 ha là đất rừng nằm trên địa bàn 4 xã: Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc. Độ cao lớn nhất là 1.349m (đỉnh Pu Canh), độ cao trung bình là 900m, độ cao thấp nhất là 300m so với mặt nước biển. Độ dốc bình quân trên 300, chiều dài suờn dốc 1000 - 2000m, hiểm trở, đi lại rất khó khăn.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Trưởng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh cho biết: Với những khó khăn như vậy trong những năm qua, Ban quản lý xác định việc phòng - chống cháy rừng dựa vào 4 tại chỗ. Trước tiên điều tra, xác minh hiện trạng tài nguyên rừng và quá trình tổ chức thi công các công trình lâm sinh xác định trọng điểm xảy ra dễ cháy rừng để xây dựng phương án phòng cháy phù hợp. Xây dựng các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại cơ sở các xã xóm, thường xuyên có mặt trực 24/24 giờ vào mùa hanh khô. Các tổ, đội này có từ 8 -20 người được học tập, huấn luyện, được trang bị các dụng cụ, phương tiện tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của cháy rừng và địa hình ở từng khu vực để trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng. Cán bộ kiểm lâm địa bàn là người theo dõi, hướng dẫn hoạt động của các tổ, đội này. Xây dựng công trình Phòng chống chữa cháy rừng (PCCCR) như băng cản lửa, xây dựng chòi canh, gác lửa rừng. Trong khu bảo tồn xây dựng được 4 chòi (mỗi xã 01 chòi). Địa điểm đặt chòi phải đảm bảo được tầm nhìn xa nhất và có tính bao quát. Thực hiện các biện pháp làm giảm vật liệu cháy như đốt trước có điều kiện, vệ sinh rừng bằng cách chặt bỏ cây sâu, bệnh, chặt nuôi dưỡng, tỉa cành và thu dọn vật liệu cháy đem ra ngoài khu vực rừng có nguy cơ cháy cao và cháy lan. Kết hợp việc chăm sóc, chặt tu bổ với việc thu dọn cành nhánh, loại bỏ các cây già cỗi, cong queo, sâu bệnh, cây chết đứng, gió đổ vào mùa khô. Chăn thả gia súc cũng là biện pháp làm giảm vật liệu cháy ở những khu rừng trảng cỏ, cây bụi hoặc rừng trồng có nhiều cỏ tranh...kết hợp việc chăn thả gia súc như trâu, bò...

 

 Thành lập Ban chỉ đạo về phòng - chống cháy rừng và thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở về việc thực hiện công tác PCCCR. Tuyên truyền phổ biến những quy định về PCCCR, thông báo kịp thời về các thông tin về lửa rừng và cấp dự báo cháy rừng về từng xã. Có quy định về trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, sinh hoạt định kỳ và báo cáo tình hình PCCCR đều đặn lên cấp trên. Duy trì đảm bảo thông tin liên lạc trong suốt mùa cháy, việc tiếp nhận thông tin có thể bằng điện thoại hoặc người đưa tin... Ban chỉ đạo PCCCR ở từng xã nắm được, chủ động đề ra các biện pháp tổ chức phòng - chống và ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

 

Ở các khu vực rừng dễ cháy, xây dựng bảng quy ước bảo vệ rừng, PCCCR, các biển cấm lửa. Các biển này được đóng ở nơi dễ thấy, dễ dọc, nội quy ngắn gọn dễ hiểu. Hàng năm được kiểm tra bổ sung, thay đổi nội dung cho phong phú và phù hợp với các nội dung tuyên truyền. Các biện pháp tuyên truyền cần linh hoạt, không gò bó có thể tuyên truyền ở nơi đông người như trước giờ chiếu phim, trước giờ họp ở các lớp học... Ngoài ra còn được tuyên truyền ở từng gia đình, từng hộ sống trong và ven rừng. Thời kỳ cao điểm cháy rừng dễ xảy ra tuyên truyền bằng mọi hình thức, trên mọi phương tiện có thể như: đài, vô tuyến, loa phóng thanh, trên các phương tiện giao thông đi lại... Ngoài công tác phòng - chống cháy rừng, Ban quản lý cũng đã tạo điều kiện an sinh cho các hộ sống từ rừng khu bảo tồn. Bằng nguồn vốn dự án 661 trong các năm qua nhân dân trong 4 xã đã tích cực phát triển sản xuất lâm nghiệp. Đã nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có. Trồng mới rừng phòng hộ trên 837 ha, trong đó có 364 ha rừng luồng là loài cây vừa phát huy hiệu quả kinh tế của 2 xã Đồng Chum và Đồng Ruộng tạo điều kiện an sinh xã hội và bảo vệ rừng.

 

                                                          

                                                           Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục