(HBĐT) - Về hoạt động nghiên cứu khoa học: Từ năm 2000 - 2010, 30 đề tài cấp Nhà nước (10 đề tài về y tế, 13 đề tài môi trường, 7 đề tài chính sách xã hội) đã được triển khai nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu, các dự án khảo sát điều tra đánh giá ô nhiễm chất độc da cam (CĐDC)/dioxin ở các vùng bị phun rải nhiều trong chiến tranh, ở các căn cứ quân sự cũ, nơi tập kết, lưu giữ, pha chế, đổ thải chất độc hoá học (CĐHH) cũng được triển khai và đạt được nhiều kết quả.

 

Từ năm 2010 - 2015, 12 đề tài (6 đề tài về chăm sóc y tế, sức khoẻ; 4 đề tài về độc học, môi trường; 12  đề tài khoa học xã hội và nhân văn) trong Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước đã cơ bản hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra.

 

Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị góp phần khẳng định tác hại của CĐDC/dioxin đối với con người như: Điều tra dịch tễ học trên 47.000 CCB và con cháu của họ; xác định cơ cấu bệnh tật và dị tật bẩm sinh ở những CCB đã tiếp xúc với CĐDC/ dioxin và con cháu của họ; biến đổi máu và miễn dịch ở những người phơi nhiễm chất da cam/dioxin; biến đổi gene ở những người phơi nhiễm CĐDC/dioxin; nghiên cứu các biến đổi về mặt di truyền, miễn dịch, sinh hoá, huyết học và tồn lưu dioxin trên các đối tượng có nguy cơ cao; xây dựng mô hình tư vấn di truyền cho các gia đình chịu ảnh hưởng CĐHH trong chiến tranh; dự án phục hồi chức năng tại cộng đồng cho nạn nhân CĐHH do Mỹ  sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; thu dung, chẩn  đoán và điều trị nạn nhân CĐDC/dioxin; ứng dụng chế phẩm peptit điều hoà sinh học, hỗ trợ điều trị cho những người tiền  sử tiếp xúc với CĐHH/ dioxin...

 

 

                                                                             P.V (TH)

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục