1. Thẩm phán không phải giải trình quan điểm xét xử
Điều 11, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) quy định, thẩm phán, hội đồng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của thẩm phán, hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Theo điều luật, tòa án, thẩm phán, hội thẩm và chức danh tư pháp khác của tòa án "không phải giải trình, không được thông tin về quan điểm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc đó”.
2. Quy định về Toà án thực hiện quyền tư pháp và việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Cụ thể, tại Điều 15 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Tòa án nhân dân hướng dẫn, hỗ trợ, yêu cầu các bên thu thập, cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 nêu rõ xác định thẩm quyền của Tòa án để thực hiện đầy đủ, đúng đắn quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013.
3. Quy định về ngạch Thẩm phán. Cụ thể tại Điều 90 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định 2 ngạch Thẩm phán gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán.
4. Quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp của Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Toà án tại Điều 143 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
- Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Toà án.
- Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công chức khác, viên chức và người lao động của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Công chức, viên chức của Tòa án được điều động, luân chuyển, biệt phái tại các Tòa án được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
(Còn nữa)
Minh Phượng
(Sở Tư pháp - TH)