Công ty TNHH GGS Việt Nam nằm trong khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), đi vào hoạt động từ năm 2013, lĩnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ. Doanh nghiệp (DN) tạo việc làm cho 710 lao động.


Cán bộ Công đoàn Công ty TNHH GGS Việt Nam động viên, nắm bắt tình hình đời sống người lao động.

Tình hình việc làm cho người lao động (NLĐ) trong 10 tháng năm 2023 ổn định nhưng 2 tháng gần đây, do đối tác giảm đơn hàng nên có 115 NLĐ phải nghỉ làm luân phiên mỗi tuần một ngày không lương. Chị Nguyễn Hải Yến, công nhân bộ phận cắt may bộc bạch: Tôi đã làm việc tại DN một thời gian dài, nhận được sự quan tâm về chế độ, chính sách đãi ngộ của DN, điều kiện môi trường công việc ở đây cũng rất tốt nên mong muốn gắn bó lâu dài. Trong lúc này, chúng tôi chia sẻ với giải pháp DN đưa ra, mong muốn thời gian tiếp theo khó khăn khách quan được đẩy lùi, cuộc sống của NLĐ sẽ đảm bảo hơn trước.

Thời điểm tháng 6, DN có 1 trường hợp NLĐ hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp đột xuất là chị Lý Thị Ngân, công nhân tổ hoàn thiện. Chị Ngân đang chăm nuôi mẹ già, con nhỏ, chồng không có việc làm. DN và tổ chức Công đoàn (CĐ) đã đứng ra phát động, quyên góp được gần 20 triệu đồng để hỗ trợ, động viên chị tiếp tục cố gắng trong cuộc sống. Chị Ngân xúc động chia sẻ: Tôi làm việc tại DN từ năm 2018. DN luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống NLĐ, chi trả lương kịp thời và có các chế độ thưởng, xăng xe… Như tôi, ngoài lương còn được hưởng 300 nghìn đồng thưởng chuyên cần, 200 nghìn đồng xăng xe hàng tháng. Được DN và CĐ công ty hỗ trợ, tôi rất cảm ơn sự chia sẻ và tấm lòng của DN cùng toàn thể NLĐ.

Theo bà Đỗ Thị Sâm, quản lý nhân sự, Chủ tịch CĐ công ty, NLĐ là tài sản vô giá của DN. Bởi vậy, DN, tổ chức CĐ luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách và chăm lo đảm bảo lợi ích cho NLĐ, coi đây là chìa khóa thúc đẩy DN phát triển. Từ đó, các phong trào thi đua lao động sáng tạo, lao động giỏi nhận được sự tham gia, hưởng ứng sôi nổi của tất cả công đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ), góp phần nâng cao hiệu suất lao động, chất lượng sản phẩm. CĐ công ty cũng tổ chức tốt hoạt động thăm hỏi, động viên khi gia đình đoàn viên ốm đau, hiếu, hỷ, gặp khó khăn đột xuất. Đối với những trường hợp CNLĐ khó khăn, ngoài việc hỗ trợ của CĐ cấp trên, CĐ còn kêu gọi đoàn viên, NLĐ góp tiền ủng hộ. Ngoài ra, Ban Chấp hành CĐ tổ chức phát quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày 1/6 và Tết Trung thu; tổ chức cho CNLĐ tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao hưởng ứng Tháng Công nhân hàng năm… Nhờ đó tạo sự đoàn kết giữa NLĐ, tạo sự gắn bó lâu dài của NLĐ với DN.

Cùng với những cố gắng trong đảm bảo việc làm, thu nhập cho NLĐ, DN thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ đúng hạn, cam kết không chậm lương, không nợ bảo hiểm xã hội. Các chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ của NLĐ đúng, đủ, kịp thời. Bên cạnh việc quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, môi trường sản xuất, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, DN tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ 6 tháng/lần theo quy định.

Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần, nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua lao động gắn với chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần CNLĐ, DN lên kế hoạch phát động đợt quyên góp ủng hộ NLĐ nghèo đón Tết. Theo đó, giao các tổ CĐ xác minh, lập danh sách 50 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Toàn bộ nguồn quyên góp được sẽ dành tặng CNLĐ nghèo bằng tiền mặt hoặc sổ tiết kiệm. DN cũng cố gắng chăm lo Tết cho cán bộ, CNLĐ làm việc tại công ty, thưởng Tết bằng tiền tương đương 1 tháng lương.

Với việc thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, quan tâm đến lợi ích thiết thực của NLĐ, DN đã trở thành "ngôi nhà” NLĐ muốn gắn bó, cống hiến và chia sẻ, sát cánh cùng vượt qua khó khăn, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng hành vì mục tiêu DN phát triển, nâng cao đời sống NLĐ.

Bùi Minh


Các tin khác


Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Đồng hành thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm bền vững

Với việc đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách về việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ), tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, các cuộc hội nghị, tọa đàm, tư vấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã và đang phát huy vai trò đồng hành hỗ trợ việc làm, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thành phố Hòa Bình: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động

Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng lao động, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn TP Hòa Bình được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn: Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Đi vào hoạt động từ năm 2021 với ngành nghề sản xuất, gia công sản phẩm điện tử, Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhất là thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT).

Hỗ trợ, thúc đẩy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2023, với nhiều nỗ lực, toàn tỉnh ước có 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Bên cạnh kết quả tăng đáng kể số lượng lao động, thị trường lao động của tỉnh còn những hạn chế.

Tổng hợp thông tin thị trường lao động góp phần giải quyết việc làm

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp các huyện, thành phố triển khai các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động, tập trung phát triển thị trường lao động. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, công tác dự báo cung cầu lao động, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào thị trường lao động.

Huyện Cao Phong đa dạng hình thức giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Cách đây không lâu, bà Bùi Thị Dự ở xóm Trang Trên, xã Hợp Phong (Cao Phong) tham gia lớp học nghề nuôi gà thả vườn. Gia đình có vườn rộng, đồi rừng và đất bãi nên sau khi hoàn thành khóa học, bà đã áp dụng kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho gia cầm. Từ ngày mở rộng quy mô đàn gà lên gần 100 con, ngoài nuôi với mục đích bán gà thịt, bà Dự được thu 20 - 30 quả trứng gà thương phẩm mỗi ngày. Kinh tế của gia đình bà nhờ nguồn sinh kế này đã được cải thiện và ổn định hơn trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục