Đồng chí Bùi Thế Hòa, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lạc Sơn khẳng định: Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, tác động đến công tác giảm nghèo nhanh, bền vững, đồng thời là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp. Chương trình đang được huyện xúc tiến, đẩy mạnh.


Đoàn viên, thanh niên các xã vùng Cộng Hòa tìm hiểu thông tin việc làm ngoài nước và chương trình du học Nhật Bản trong phiên giao dịch việc làm lưu động tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn).

Phiên giao dịch việc làm lưu động vừa tổ chức tại xã Nhân Nghĩa đã trở thành ngày hội việc làm của nhân dân các xã vùng Cộng Hòa (Nhân Nghĩa, Miền Đồi, Quý Hòa, Mỹ Thành, Văn Nghĩa, Tuân Đạo, Tân Lập). Trên 500 người trong độ tuổi từ 18 - 40 tuổi, là đoàn viên thanh niên, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại các xóm đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã tham dự với mong muốn nắm bắt thông tin thị trường lao động và tìm kiếm cơ hội việc làm trong nước, ngoài nước. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và hơn 10 doanh nghiệp, đơn vị có chức năng tuyển dụng lao động đã hỗ trợ thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm tại phiên giao dịch.

Đoàn viên Bùi Văn Thuận ở xã Văn Nghĩa chia sẻ: Các thông tin phiên giao dịch việc làm cung cấp rất hữu ích. Là lao động trẻ, tôi quan tâm đến cơ hội việc làm ngoài nước vì ngoài thu nhập hấp dẫn, chúng tôi sẽ có những trải nghiệm về môi trường làm việc tiên tiến, tiếp xúc, giao lưu văn hóa bản địa và học hỏi nâng cao kỹ năng tay nghề…    
   
Trong năm 2024, bên cạnh tổ chức phiên giao dịch việc làm ở các xã nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ, huyện Lạc Sơn tập trung triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách XKLĐ về cơ sở bằng nhiều   hình thức: Phát tờ rơi, áp phích, sổ tay hỏi đáp về XKLĐ; thường xuyên cập nhật thông tin chính sách mới, tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng... để người lao động có đủ thông tin, chủ động trang bị các điều kiện khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, nhất là về kiến thức pháp luật, tay nghề và ngoại ngữ...

Huyện cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp XKLĐ tuyển chọn người lao động trên địa bàn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực tập sinh tại Nhật Bản; khảo sát nhu cầu XKLĐ, nhu cầu việc làm của người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động trở về nước, để tổ chức giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng; rà soát số lao động đang thực hiện hợp đồng làm việc ở nước ngoài, số lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng thời hạn. 

Cùng với đó, tích cực hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm   việc ở nước ngoài theo hợp đồng.  Nội dung hỗ trợ gồm: Học nghề, ngoại ngữ, phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động. Phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp, trường cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề tại các trường TH&THCS, THPT, các xã, thị trấn, tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm được thuận lợi.

Các hoạt động xúc tiến XKLĐ đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến hết tháng 11, toàn huyện  tuyển chọn được 98 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Thị trường lao động chủ yếu là Nhật Bản, Đài Loan. Qua đó, góp phần vào mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2024 còn 10,98%, giảm 4% so với năm 2023.


Bùi Minh

Các tin khác


Điểm sáng xuất khẩu lao động ở xã Thanh Sơn

Xã Thanh Sơn (Lương Sơn) đang trên đà khởi sắc về diện mạo cơ sở hạ tầng nông thôn mới, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Theo đồng chí Bạch Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã, bên cạnh sự quan tâm về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, người dân địa phương có ý thức chủ động vươn lên, nhanh nhạy lựa chọn phương cách làm giàu. Trong đó, xuất khẩu lao động (XKLĐ) là mục tiêu được nhiều lao động xác định tạo ra những thay đổi cuộc sống mang tính bước ngoặt.

Công ty cổ phần quốc tế Việt Nam Hòa Bình tăng cường tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài

Với bề dày nhiền năm hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài, Công ty CP quốc tế Việt Nam Hòa Bình (phường Thống Nhất, TP Hòa Bình) đã giới thiệu, hỗ trợ nhiều lao động của tỉnh, chủ yếu là lao động người dân tộc thiểu số thuộc vùng đặc biệt khó khăn tham gia thị trường xuất khẩu lao động với công việc ổn định, mức thu nhập hấp dẫn.

Thanh niên xã Tân Pheo tích cực tham gia thị trường việc làm ngoài nước

Nếu chỉ dựa vào điều kiện sản xuất nông nghiệp của địa phương mà không tự tìm kiếm công việc bên ngoài, đời sống kinh tế, thu nhập gia đình sẽ mãi bấp bênh. Với suy nghĩ đó, nhiều lao động trẻ ở xã Tân Pheo (Đà Bắc) lựa chọn đi làm ăn xa tại các khu, cụm công nghiệp ngoại tỉnh. Trong vài năm gần đây, một số người quyết định tham gia thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) với chế độ đãi ngộ và thu nhập hấp dẫn.

Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thu hút lao động trẻ huyện Cao Phong

Năm 2023, anh Bùi Văn Dũng (SN 1990) ở xã Hợp Phong chọn hướng thoát nghèo bằng con đường XKLĐ tại Nhật Bản theo đơn hàng xây dựng. Điều kiện kinh tế khó khăn nên để dồn đủ tiền làm thủ tục xuất cảnh, anh Dũng phải vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Sau thời gian ngắn nhận mức lương cơ bản 20 triệu đồng/tháng, anh Dũng được giao thêm việc, đồng thời đạt mức thu nhập bình quân đảm bảo từ 33 - 35 triệu đồng/tháng. Cùng năm, vợ anh Dũng cũng tham gia thị trường lao động Nhật Bản theo đơn hàng điện tử, mong muốn với 3 năm làm việc có thời hạn theo hợp đồng tích lũy được khoản tiền lo cho cuộc sống gia đình, tương lai con cái về sau.

Dạy nghề, hướng nghiệp cho học viên ở cơ sở cai nghiện ma tuý

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 cơ sở cai nghiện ma tuý công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm Cơ sở cai nghiện ma tuý số 1 tại phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) và Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2 tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Cùng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, điều trị cho học viên, 2 cơ sở đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho học viên tái hoà nhập cộng đồng sau cai nghiện.

Chú trọng giải quyết việc làm ở huyện vùng cao Đà Bắc

Có trên 1.500 phụ nữ phải đi làm ăn xa; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tại địa phương chưa có khu công nghiệp, mới có một số cơ sở sản xuất nhỏ nên thu nhập của lao động còn thấp và không ổn định… Đó là những khó khăn trong giải quyết việc làm và hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp mà các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đang nỗ lực phối hợp cùng các cấp, ngành tìm giải pháp thiết thực để giải quyết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục