Với bề dày nhiền năm hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài, Công ty CP quốc tế Việt Nam Hòa Bình (phường Thống Nhất, TP Hòa Bình) đã giới thiệu, hỗ trợ nhiều lao động của tỉnh, chủ yếu là lao động người dân tộc thiểu số thuộc vùng đặc biệt khó khăn tham gia thị trường xuất khẩu lao động với công việc ổn định, mức thu nhập hấp dẫn.
Đại diện Công ty CP quốc tế Việt Nam Hòa Bình tặng quà cho lao động Xa Văn Sướng, xóm Thùng Lùng, xã Tân Pheo (Đà Bắc) trước khi xuất cảnh.
Sau khi tốt nghiệp THPT, cũng như nhiều lao động trẻ của địa phương, Xa Thanh Vững (SN 2002) ở xóm Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc) chưa tìm được công việc phù hợp nên kinh tế phụ thuộc vào gia đình. Từ chỗ tận mắt chứng kiến người thân, họ hàng đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Đài Loan có cuộc sống thay đổi bước ngoặt và nghe đại diện Công ty CP quốc tế Việt Nam Hòa Bình trực tiếp đến tuyên truyền, giới thiệu, Vững quyết định lựa chọn đi làm việc ngoài nước với nguyện vọng tự lập về kinh tế, đồng thời tích lũy một khoản lo cho tương lai. Xuất cảnh sang Đài Loan thuận lợi từ cuối tháng 4/2024 với đơn hàng sản xuất linh kiện điện tử, Vững hiện đã ổn định công việc và bắt đầu làm thêm giờ để đạt mức thu nhập cao hơn. Thời điểm 3 - 4 tháng đầu mới sang, mức lương bình quân được doanh nghiệp thanh toán trên 20 triệu đồng/tháng.
Thời gian qua, Công ty CP quốc tế Việt Nam Hòa Bình tập trung tuyên truyền, tư vấn, tuyển dụng tại huyện Đà Bắc, chủ yếu ở các xã đặc biệt khó khăn, như: Đồng Chum, Nánh Nghê, Giáp Đắt, Trung Thành, Yên Hòa, Tân Pheo… Nhiều lao động qua kênh tư vấn, tuyển dụng của doanh nghiệp đã có công việc phù hợp, đảm bảo mức thu nhập cao gấp nhiều lần so với việc làm trong nước. Đơn cử như: Xa Thị Luyện (SN 2005) ở xóm Nhạp, xã Đồng Chum xuất cảnh sang Nhật Bản từ tháng 1/2024 với đơn hàng làm bánh mì, thu nhập bình quân đạt 35 triệu đồng/tháng; Xa Văn Sướng (SN 1986) ở xóm Thùng Lùng, xã Tân Pheo xuất cảnh sang Đài Loan theo đơn hàng sản xuất chế tạo, thu nhập bình quân đạt 28 - 30 triệu đồng/tháng.
Các huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Lương Sơn và TP Hòa Bình cũng là những địa bàn được công ty đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn về xuất khẩu lao động. Chị Xa Thị Vấn, Phó Giám đốc công ty cho biết: Với phương châm tuyên truyền hướng mạnh về thôn, xóm, bản, công ty đã thực hiện trên 150 cuộc tuyên truyền, tư vấn theo hình thức hội nghị ở các xã, xóm cùng hàng trăm lượt vận động, tư vấn tại hộ gia đình người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tích cực tham gia các phiên giao dịch việc làm do huyện, thành phố tổ chức. Để góp phần tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu, công ty tăng cường hỗ trợ người lao động trong việc hoàn thiện các thủ tục hồ sơ thụ hưởng chính sách của nhà nước về đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Nhiều hoạt động chung tay bảo đảm an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng cũng được doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Trong năm, doanh nghiệp dành tặng 150 suất quà xuân tình nguyện với trị giá 400 nghìn đồng/suất; 94 suất quà cho gia đình lao động trước khi xuất cảnh, trị giá 300 nghìn đồng/suất; tặng 50 suất quà cho hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi với trị giá 500 nghìn đồng/suất.
Hoạt động của doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ, tạo điền kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đang được tỉnh quan tâm, khuyến khích. Tiền thân là Công ty CP Xuất nhập khẩu 3 - 2, doanh nghiệp đang cùng với Công ty CP Nhân lực Kim Minh phát huy vai trò là 2 doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu lao động của tỉnh tạo dựng được chỗ đứng vững chắc, niềm tin với người lao động. Trong năm, doanh nghiệp đã đưa được trên 90 lao động xuất cảnh sang làm việc thị trường Nhật Bản, Đài Loan. Hiện còn trên 50 người lao động đang được đào tạo nguồn, trong đó khoảng 2/3 số lao động đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng, còn lại xuất cảnh theo diện du học.
Bùi Minh
Thành thạo kỹ thuật ngành may, chị Phạm Thị Duyên ở xóm Hợp Thành, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện hợp đồng dạy nghề cho các học viên là lao động nông thôn, hộ nghèo, cận nghèo. Cũng từ đây, chị xây dựng mô hình tổ may gia công tại nhà với tên cơ sở may Sơn Duyên. Cơ sở thu hút gần 20 lao động địa phương đã qua đào tạo nghề may vào làm việc.
Giai đoạn 2015 - 2020, ngành công nghiệp tỉnh vươn lên chiếm 38,89% tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc những khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) dần mọc lên, tạo chuyển dịch về cơ cấu lao động.
Công ty TNHH GGS Việt Nam nằm trong khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), đi vào hoạt động từ năm 2013, lĩnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ. Doanh nghiệp (DN) tạo việc làm cho 710 lao động.
Với việc đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách về việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ), tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, các cuộc hội nghị, tọa đàm, tư vấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã và đang phát huy vai trò đồng hành hỗ trợ việc làm, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng lao động, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn TP Hòa Bình được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.
Đi vào hoạt động từ năm 2021 với ngành nghề sản xuất, gia công sản phẩm điện tử, Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhất là thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT).