Trong 10 tháng năm 2024, công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động của thành phố Hòa Bình tiếp tục khởi sắc. Qua các kênh của doanh nghiệp có chức năng tư vấn, giới thiệu, tuyển dụng đã đưa 112 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.


Thành phố Hòa Bình phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tạo cơ hội cho lao động tìm hiểu, tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động.

Trên địa bàn thành phố có trên 86.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60% tổng số dân, khoảng 5.000 người thu nhập không ổn định. Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được cấp ủy, chính quyền thành phố đặc biệt coi trọng. Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội đã tham mưu ban hành các văn bản triển khai; đồng thời phối hợp rà soát, phát phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo, việc làm của người lao động. Trên cơ sở đó, UBND thành phố ban hành các cơ chế, giải pháp để thực hiện.

Bên cạnh việc bố trí nguồn kinh phí gần 10 tỷ đồng thực hiện Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2022 - 2025, hỗ trợ người lao động vay vốn, tổ chức đào tạo nghề và mở các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, thành phố chú trọng công tác tuyên truyền về những lợi ích của chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần cải thiện đời sống, giúp nhiều gia đình trở nên khá giả.

Đồng chí Trần Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hoà Bình cho biết: Trước đây, công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động có một số tồn tại, vướng mắc. Trên địa bàn có nhiều dự án xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu nhà ở đô thị dẫn đến số lao động sau thu hồi đất bị ảnh hưởng, tập trung nhóm trên 40 tuổi. Một bộ phận người dân, nhất là người dân vùng nông thôn chưa thực sự quyết tâm thoát nghèo, còn băn khoăn về việc làm ngoài nước. Qua nhiều hình thức tuyên truyền, vận động và hoạt động thông tin thị trường xuất khẩu lao động, nhận thức của người dân thay đổi đáng mừng. Minh chứng là số lao động xuất cảnh sang làm việc tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… ngày càng tăng. Năm 2023, toàn thành phố có 124 người đi xuất khẩu lao động, cao gấp 3 lần so với kế hoạch. Dự kiến năm 2024, số lao động của thành phố xuất cảnh làm việc ở thị trường ngoài nước tiếp tục tăng.

Năm 2024 được xác định là năm nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Thành phố Hòa Bình đang dồn lực thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025). Lĩnh vực lao động - việc làm có 3 chỉ tiêu quan trọng: giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 0,96%, giải quyết việc làm mới cho trên 4.200 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% (51% có bằng cấp, chứng chỉ). Để đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, bên cạnh quan tâm tạo việc làm tại chỗ, việc làm cho lao động diện thu hồi đất, lao động thu nhập không ổn định tại các khu công nghiệp, thành phố triển khai nhiều phiên giao dịch việc làm và hội thảo tư vấn, giới thiệu việc làm tại các xã, phường như: Độc Lập, Thịnh Minh, Mông Hóa, Hòa Bình, Thống Nhất, Yên Mông. Thông tin cung - cầu lao động được cập nhật chính xác, thường xuyên, kịp thời, tạo kết nối nhiều mối quan hệ lao động mới. Mặc khác, thành phố đẩy mạnh phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh trong công tác thông tin, tuyên truyền đến người lao động về sàn giao dịch việc làm online, website thông tin việc làm và phối hợp với các doanh nghiệp để tư vấn, giới thiệu.

Cùng với đó, các ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền, cung cấp thông tin về chính sách xuất khẩu lao động của tỉnh, nêu rõ lợi ích của việc xuất khẩu lao động trong giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, giúp nâng cao trình độ tay nghề, tạo đột phá về thu nhập. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. 

Bùi Minh

Các tin khác


Dạy nghề, hướng nghiệp cho học viên ở cơ sở cai nghiện ma tuý

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 cơ sở cai nghiện ma tuý công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm Cơ sở cai nghiện ma tuý số 1 tại phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) và Cơ sở cai nghiện ma tuý số 2 tại thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Cùng với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, điều trị cho học viên, 2 cơ sở đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho học viên tái hoà nhập cộng đồng sau cai nghiện.

Chú trọng giải quyết việc làm ở huyện vùng cao Đà Bắc

Có trên 1.500 phụ nữ phải đi làm ăn xa; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; tại địa phương chưa có khu công nghiệp, mới có một số cơ sở sản xuất nhỏ nên thu nhập của lao động còn thấp và không ổn định… Đó là những khó khăn trong giải quyết việc làm và hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp mà các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đang nỗ lực phối hợp cùng các cấp, ngành tìm giải pháp thiết thực để giải quyết.

Các cơ sở may gia công góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Thành thạo kỹ thuật ngành may, chị Phạm Thị Duyên ở xóm Hợp Thành, xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện hợp đồng dạy nghề cho các học viên là lao động nông thôn, hộ nghèo, cận nghèo. Cũng từ đây, chị xây dựng mô hình tổ may gia công tại nhà với tên cơ sở may Sơn Duyên. Cơ sở thu hút gần 20 lao động địa phương đã qua đào tạo nghề may vào làm việc.

Cụm công nghiệp Tiên Tiến: Nhiều dự án đi vào hoạt động - cơ hội mới cho người lao động

Giai đoạn 2015 - 2020, ngành công nghiệp tỉnh vươn lên chiếm 38,89% tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc những khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) dần mọc lên, tạo chuyển dịch về cơ cấu lao động.

Công ty TNHH GGS Việt Nam: Doanh nghiệp trách nhiệm - người lao động chia sẻ

Công ty TNHH GGS Việt Nam nằm trong khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), đi vào hoạt động từ năm 2013, lĩnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ. Doanh nghiệp (DN) tạo việc làm cho 710 lao động.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Đồng hành thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm bền vững

Với việc đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách về việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ), tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, các cuộc hội nghị, tọa đàm, tư vấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã và đang phát huy vai trò đồng hành hỗ trợ việc làm, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục