Năm 2023, anh Bùi Văn Dũng (SN 1990) ở xã Hợp Phong chọn hướng thoát nghèo bằng con đường XKLĐ tại Nhật Bản theo đơn hàng xây dựng. Điều kiện kinh tế khó khăn nên để dồn đủ tiền làm thủ tục xuất cảnh, anh Dũng phải vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Sau thời gian ngắn nhận mức lương cơ bản 20 triệu đồng/tháng, anh Dũng được giao thêm việc, đồng thời đạt mức thu nhập bình quân đảm bảo từ 33 - 35 triệu đồng/tháng. Cùng năm, vợ anh Dũng cũng tham gia thị trường lao động Nhật Bản theo đơn hàng điện tử, mong muốn với 3 năm làm việc có thời hạn theo hợp đồng tích lũy được khoản tiền lo cho cuộc sống gia đình, tương lai con cái về sau.


Lao động trẻ huyện Cao Phong đăng ký, làm thủ tục chuẩn bị xuất cảnh sang Nhật Bản thông qua Văn phòng tư vấn tiếp nhận hồ sơ du học và xuất khẩu lao động, Công ty CP hợp tác đầu tư giáo dục quốc tế Tín Phát.

Sau khi học xong THPT, chị Bùi Thị Hương (SN 2003) ở xóm Mạc, xã Nam Phong vì hoàn cảnh gia đình nên không tiếp tục học lên. Tiếp nhận thông tin tư vấn và được hỗ trợ chi phí đào tạo, học tiếng từ một đơn vị tuyển du học sinh và tư vấn XKLĐ, chị Hương làm thủ tục xuất cảnh sang làm việc tại Nhật Bản với đơn hàng thực phẩm. Người nhà chị Hương ở xóm Mạc cho biết: Bắt đầu công việc từ năm 2022, Hương là nhân viên dây chuyền sản xuất cơm hộp của hệ thống siêu thị tại Nhật Bản, thu nhập bình quân 30 - 35 triệu đồng/tháng. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt đối với người lao động đảm bảo, chế độ đãi ngộ tốt, khi kết thúc 3 năm làm việc, gia đình ủng hộ việc Hương tiếp tục xin gia hạn hợp đồng.

Theo thống kê của các xã, thị trấn, từ đầu năm đến nay có gần 90 lao động trên địa bàn huyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, nhiều nhất ở  các xã: Hợp Phong, Nam Phong, Tây Phong. Thị trường XKLĐ chủ yếu là Nhật Bản, một số ít lao động chọn làm việc tại Hàn Quốc. Ngoài hoạt động tuyên truyền, tư vấn của các doanh nghiệp có chức năng tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài, trên địa bàn có 2 đơn vị đặt văn phòng tư vấn XKLĐ tại xã Tây Phong và thị trấn Cao Phong. 

Chị Hà Thị Huyền, đại diện Văn phòng tư vấn tiếp nhận hồ sơ du học và XKLĐ (Công ty CP hợp tác đầu tư giáo dục quốc tế Tín Phát) ở phố Bằng, xã Tây Phong cho biết: Quá trình đến từng xóm tiếp cận, nhiều lao động trẻ mong muốn đi làm việc ở thị trường ngoài nước để sớm giải quyết những khó khăn về kinh tế. Đối với học sinh mới tốt nghiệp THPT có nguyện vọng đi du học theo diện vừa học tập, trau dồi kiến thức tại đất nước tiên tiến, vừa có nhiều cơ hội đi làm thêm để có đủ tiền trang trải chi phí học tập và sinh hoạt hàng ngày. Thành lập từ đầu năm 2024 đến nay, văn phòng đã tư vấn, tuyển dụng được trên 30 lao động, trong đó hơn 20 người đi du học, 10 lao động đi làm việc ở thị trường Nhật Bản với các đơn hàng: chế biến thực phẩm, may mặc, nông nghiệp, xây dựng…

Đồng chí Trần Văn Ý, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Với nhận thức XKLĐ là kênh giải quyết việc làm và giảm nghèo hiệu quả, số lao động của địa phương đi làm việc ngoài nước tăng đáng kể trong 3 năm gần đây. Đặc biệt, thị trường XKLĐ Nhật Bản có thu nhập cao và ổn định được người lao động quan tâm lựa chọn hàng đầu. Về chi phí XKLĐ Nhật Bản hiện khoảng 120 - 125 triệu đồng. Bên cạnh chính sách cho vay vốn ưu đãi, doanh nghiệp tuyển dụng cũng tích cực hỗ trợ miễn phí đào tạo nghề, học tiếng đối với lao động nhằm thúc đẩy chương trình.

Từ nay đến cuối năm, huyện dự kiến tổ chức 3 hội nghị tư vấn việc làm ngoài nước cho phần lớn lao động trẻ theo cụm vùng, mỗi hội nghị có khoảng 150 người tham gia. 


Bùi Minh

Các tin khác


Công ty TNHH GGS Việt Nam: Doanh nghiệp trách nhiệm - người lao động chia sẻ

Công ty TNHH GGS Việt Nam nằm trong khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), đi vào hoạt động từ năm 2013, lĩnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ. Doanh nghiệp (DN) tạo việc làm cho 710 lao động.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Đồng hành thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm bền vững

Với việc đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách về việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ), tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, các cuộc hội nghị, tọa đàm, tư vấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã và đang phát huy vai trò đồng hành hỗ trợ việc làm, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thành phố Hòa Bình: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động

Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng lao động, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn TP Hòa Bình được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn: Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Đi vào hoạt động từ năm 2021 với ngành nghề sản xuất, gia công sản phẩm điện tử, Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhất là thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT).

Hỗ trợ, thúc đẩy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2023, với nhiều nỗ lực, toàn tỉnh ước có 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Bên cạnh kết quả tăng đáng kể số lượng lao động, thị trường lao động của tỉnh còn những hạn chế.

Tổng hợp thông tin thị trường lao động góp phần giải quyết việc làm

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp các huyện, thành phố triển khai các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động, tập trung phát triển thị trường lao động. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, công tác dự báo cung cầu lao động, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào thị trường lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục