Ngày 30/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn.
Tàu cá neo đậu trên sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, để ngăn chặn triệt để tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, tỉnh đã lập danh sách đưa vào theo dõi, quản lý 173 tàu cá nguy cơ cao và phân công hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, đảng viên trên địa bàn phụ trách theo dõi, giám sát, kịp thời ngăn chặn không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Các đơn vị tổ chức trực 24/24 tại Trung tâm giám sát tàu cá để theo dõi, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, kịp thời cảnh báo, phát hiện, ngăn chặn tàu cá vượt ranh giới vi phạm trái phép vùng biển nước ngoài. Từ tháng 2/2023 đến nay (20/12/2024), chưa phát hiện tàu cá của tỉnh Bình Thuận vi phạm vùng biển nước ngoài.
Đến nay, tỉnh còn 1.053 tàu cá chưa có/hết hạn giấy phép, UBND tỉnh đã chỉ đạo, yêu cầu các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn ngư dân các thủ tục để cấp giấy phép; đồng thời lập danh sách, phân công cho từng bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát, đảm bảo giám sát, nắm được vị trí tàu cá neo đậu.
Tỉnh cũng có 2.010 tàu cá đã được lắp đặt VMS, đạt 100% tàu cá hoạt động; 6 tàu ngừng hoạt động, chưa lắp đặt VMS (trong đó: 1 tàu chờ bán; 5 tàu đóng mới theo Nghị định 67 chờ thi hành án) được các đơn vị, địa phương giám sát chặt chẽ, có thông tin vị trí neo đậu, số điện thoại để liên hệ.
Toàn tỉnh đã thành lập 5 văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng cá: Phan Thiết, Phú Hải, La Gi, Phan Rí Cửa và Phú Quý gồm 3 lực lượng (Biên phòng, Kiểm ngư, cảng cá) để thực hiện kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng. Từ đầu năm đến nay, đã thực hiện kiểm tra, kiểm soát: 3.200 lượt tàu cá cập, rời cảng, phát hiện chuyển cơ quan chức năng xử phạt 58 trường hợp vi phạm.
Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các đơn vị tiếp tục quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ tàu cá, đối tượng ngư dân có nguy cơ cao, kiên quyết không để tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác trái phép vùng biển nước ngoài. Phát huy hệ thống giám sát tàu cá trong việc theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển, kịp thời ngăn chặn không để tàu cá vượt ranh giới. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với lực lượng chấp pháp trên biển kiểm soát chặt chẽ tàu cá của tỉnh hoạt động tại các vùng giáp ranh các nước, tàu cá, ngư dân hoạt động ngoài tỉnh.
Toàn tỉnh tiến hành rà soát, thống kê, lập danh sách tàu cá không đủ điều kiện (chưa đăng ký, không có/hết hạn đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản..) để phân công tổ chức, cá nhân theo dõi, kiểm soát chặt chẽ không cho xuất bến; đồng thời rà soát, thực hiện các thủ tục để xóa đăng ký những tàu cá không còn, chìm đắm, bán ra địa phương nhiều năm không nắm được thông tin,... để làm sạch dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia VNFishbase.
Lực lượng chức năng tập trung cao điểm chốt chặn tại các cửa sông, cửa biển và tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu các tại các cảng cá, bãi ngang để xử lý vi phạm; đặc biệt xử lý nghiêm khắc các vi phạm quy định về VMS, không đảm bảo điều kiện hành nghề (đăng ký, đăng kiểm, không có hoặc hết hạn giấy phép khai thác).
Toàn tỉnh tiếp tục triển khai thi hành Luật Thủy sản 2017; trong đó, tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản, trước hết là tái cơ cấu đội tàu xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và các Quy hoạch, Chương trình, Đề án quốc gia về chống khai thác IUU, giảm số lượng tàu cá, chuyển đổi các nghề xâm hại môi trường, nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân hoạt động trên vùng biển xa kết hợp sản xuất và bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh Bình Thuận đã huy động sự tham gia vào cuộc cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU; khắc phục các hạn chế, tồn tại trong quản lý, kiểm soát hoạt động nghề cá trên địa bàn tỉnh, góp phần cùng cả nước tháo gỡ "Thẻ vàng” của EC, hướng đến phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.
Theo Baotintuc.vn
Hưởng ứng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Vùng 2 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa và thiết thực cho cán bộ, chiến sĩ.
Chiều 19/12, Chuẩn Đô đốc Đỗ Văn Yên, Phó Chính ủy Hải quân đã đến thăm, trao kinh phí hỗ trợ sửa nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách tại Hải Phòng.
Tiếp tục phát huy hiệu quả trong phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hướng đến phát triển nghề biển một cách bền vững, tỉnh Tiền Giang duy trì và tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân.
Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu "Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ 2 năm 2024, chiều 16/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa 2 lực lượng.
Sáng 15/12, tại thành phố Nha Trang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai tổng kết Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Ngày 12/12, Quân chủng Hải quân tổ chức hội nghị ban chỉ đạo công tác tuyên truyền biển, đảo (TTBĐ) và thu hút nguồn lực (THNL) năm 2024.