(HBĐT) - Ðại hội lần thứ V của Ðảng họp từ ngày 27 - 31/3/1982 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.033 đại biểu đại diện hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước. Có 47 đoàn đại biểu quốc tế dự.

Đại hội diễn ra trong bối cảnh: Tình hình KT-XH Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu gặp khó khăn, từng bước lâm vào khủng hoảng. Đường lối cải cách KT-XH ở Trung Quốc (từ năm 1978) bước đầu đạt được kết quả tích cực.

Ở Đông Nam Á, các thế lực phản động quốc tế tăng cường tìm cách can thiệp nhằm chi phối, tạo ảnh hưởng. Đặc biệt là tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam.

Việt Nam ở trong tình thế vừa có hoà bình, vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt... đồng thời, phải sẵn sàng đối phó với tình huống địch có thể gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn. Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam.

Đại hội nghe báo cáo chính trị của BCH T.Ư Đảng và nhiều báo cáo quan trọng khác. Đại hội đã chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của khó khăn, yếu kém. Đại hội thẳng thắn nêu lên nguyên nhân chủ quan, đó là những sai lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc nắm và hiểu tình hình thực tế, việc cụ thể hóa đường lối, chấp hành đường lối của Đảng có những khuyết điểm, sai lầm. Chưa thấy hết khó khăn, phức tạp của con đường đi lên CNXH từ một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến, duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách...
 
Trên cơ sở đó, đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu về KT-XH từ năm 1981 - 1985 và những năm 80; khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng XHCN mà Ðại hội lần thứ IV của Ðảng đã vạch ra.

Ðại hội xác định: Những năm 1981-1985 là những năm phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo XHCN nền kinh tế quốc dân.

 Ba mặt đó kết hợp chặt chẽ với nhau, nhằm cơ bản ổn định được tình hình KT-XH, đáp ứng những nhu cầu cấp bách, thiết yếu nhất của đời sống Nhân dân, giảm nhẹ những chỗ mất cân đối nghiêm trọng nhất của nền kinh tế, khắc phục một bước quan trọng tình trạng không bình thường về phân phối, lưu thông, tăng thêm tiền đề, điều kiện để tiến lên mạnh mẽ và vững chắc hơn trong những năm sau.

 Trên cơ sở đó, đại hội vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu về KT-XH từ năm 1981 - 1985, đề ra 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đại hội thông qua Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1981-1985 và những năm 80 của thế kỷ XX; nghị quyết về xây dựng Đảng; bổ sung Điều lệ Đảng.

Đại hội bầu BCH T.Ư gồm 116 ủy viên chính thức, 36 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng. Ngày 10/7/1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần, BCH T.Ư họp phiên đặc biệt ngày 14/7/1986, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.

(Còn nữa)

P.V (TH)


Các tin khác


Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn

(HBĐT) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 - 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 760 nghìn đảng viên.

Đảng cộng sản việt nam qua các kỳ đại hội

(HBĐT) - LTS: Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu, bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 6/1 - 7/2/1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đoàn kết, sáng tạo vượt qua khó khăn để xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày một phát triển

(HBĐT) - Năm 2020 khép lại với nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt. Là năm mà cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân phải gồng mình vượt khó do dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đã tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với phát triển kinh tế.

Ðẩy mạnh toàn diện, đồng bộ và hiệu quả hơn công cuộc đổi mới đất nước (*)

Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước NGUYỄN PHÚ TRỌNG tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội (KTXH) năm 2021. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Đại hội Đảng XIII: Bảo đảm cơ cấu, chất lượng nhân sự được nâng lên

Bàn thảo, quyết định để bầu ra cơ quan lãnh đạo của Đảng (công tác nhân sự) luôn là nội dung đặc biệt quan trọng của mỗi kỳ đại hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đại hội XIII của Đảng sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2/2021 tại Hà Nội

Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội XIII từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục