(HBĐT) - Đại hội lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18 - 25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.176 đại biểu, đại diện cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng.


Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại giữa các nước ngày càng gay gắt. Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp.

Ở trong nước, sau 20 năm đổi mới (1986 - 2006), thế và lực nước ta ngày càng lớn mạnh. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho Nhân dân ta đổi mới, phát triển KT-XH với tốc độ nhanh hơn.

Tuy nhiên, nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên; các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu "Diễn biến hoà bình", gây bạo loạn lật đổ, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Đại hội kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, nhìn lại 20 năm đổi mới, từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối, quan điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2006 - 2010); phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Đảng.

Báo cáo chính trị được đại hội thông qua với tiêu đề: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.

Đại hội khẳng định: 20 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng KT-XH, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đang đẩy mạnh. Đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. QP-AN được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản.

Đại hội thông qua mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm (2006 - 2010) là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực cho CNH - HĐH đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường QP-AN, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đại hội bầu BCH T.Ư gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

(Còn nữa)

P.V (TH)

Các tin khác


Đại hội lần thứ VIII của Đảng: Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

(HBĐT) - Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28/6 - 1/7/1996 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2,13 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Kỳ vọng đột phá trong công tác cán bộ

"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", công tác tổ chức cán bộ luôn được Đảng ta coi trọng. Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong bài viết của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: Công tác tổ chức, cán bộ phải là điểm đột phá, là "then chốt" của nhiệm vụ "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 15

Ngày 16-1, tại Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Sáng 16/1, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.

Bám sát kế hoạch, thông tin đậm nét về Đại hội XIII của Đảng

Sáng 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin về một số điểm chính trong kịch bản thông tin, tuyên truyền trên báo chí về Đại hội XIII của Đảng.

Công tác cán bộ luôn được Đảng chú trọng và có nhiều đổi mới

Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng hơn 90 năm qua, công tác cán bộ được Đảng luôn chú trọng triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục