Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng hơn 90 năm qua, công tác cán bộ được Đảng luôn chú trọng triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.


Các đại biểu bỏ phiếu giới thiệu nhân sự Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025. (Ảnh minh họa: Văn Điệp/TTXVN)

Quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,” "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém,” trong tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn chú trọng công tác cán bộ; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có đức có tài, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Công tác cán bộ có nhiều đổi mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" (1).

Thực tế cho thấy, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng hơn 90 năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ được Đảng luôn chú trọng triển khai phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.

Công tác cán bộ được nhấn mạnh trong các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, Thông báo, Quy định..., gần đây nhất là Nghị quyết 03-NQ/TW năm 1997 về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ"; Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về "Những điều đảng viên không được làm,” Quy định 101-QÐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về "Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”…

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Ðại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành nhiều thời gian, công sức và lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng Ðảng, trong đó có công tác cán bộ.

Chỉ tính trong ba năm đầu của nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành 4 nghị quyết, 1 quy định; Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 130 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.

Trong các quy định, quy chế về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, có nhiều nội dung mới, lần đầu tiên được ban hành và thực hiện, đã tạo một số chuyển biến tích cực, khá toàn diện, đồng bộ và có tính đột phá trong công tác cán bộ, như Thông báo số 13-TB/TW, ngày 17/8/2016 của Ban Bí thư về xác định tuổi của đảng viên căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh ghi trong hồ sơ kết nạp Ðảng là hồ sơ gốc, đã chấm dứt được tình trạng "sửa tuổi," "chạy tuổi" của cán bộ đã diễn ra trong nhiều năm trước đây.

Hay Quy định số 102-QÐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, quy định xử lý kỷ luật đảng viên có thời hiệu, kể cả khi cán bộ đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, đã khắc phục đáng kể những biểu hiện "tư duy nhiệm kỳ" của một số cán bộ và quan niệm của nhiều người cho rằng khi đã nghỉ hưu là "hạ cánh an toàn"…

Quán triệt tinh thần của các văn bản trên, tại mỗi cấp ủy, công tác cán bộ nói chung, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ nói riêng cũng đã được chú trọng theo hướng lựa chọn cán bộ liêm chính và nêu gương trong công tác, trong cuộc sống đời thường, quy tụ được quần chúng để trở thành người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Qua đó, đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Theo Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng, Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đức Hà, qua hơn 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ các cấp đã có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên; cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành, nghề và lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn. Nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy hoạch ở các cấp khá dồi dào, bảo đảm sự phát triển lâu dài, bền vững của đội ngũ cán bộ.

Nhìn chung, đa số cán bộ có lập trường tư tưởng và bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, gương mẫu; có ý thức rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội ở các cấp có phẩm chất, năng lực và uy tín, nhất là cán bộ cấp chiến lược có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Hầu hết cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước.

Một số lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước đã thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua.

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu

Cùng với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm" để làm trong sạch đội ngũ cán bộ cũng được Trung ương chỉ đạo chặt chẽ, thận trọng và quyết liệt, với tinh thần không có "vùng cấm," không có ngoại lệ, không có đặc quyền.


Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020-2025. (Ảnh: Mạnh Hà/TTXVN)

Nhiều vụ việc tiêu cực, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp kéo dài, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội liên quan đến cán bộ lãnh đạo các cấp, trong đó có cả cán bộ cấp cao đã được chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử công khai với những bản án nghiêm khắc, có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe mạnh mẽ để phòng ngừa sai phạm.

Ðồng thời, khẳng định quyết tâm chính trị của Ðảng, Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm," được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, đánh giá cao, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Ðảng.

Những kết quả của công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ở các cấp đã góp phần quan trọng cho sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa qua và công tác chuẩn bị nhân sự cho Ðại hội XIII của Ðảng sắp tới.

Có thể nói rằng, kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng đã góp phần quan trọng làm cho Ðảng ta đoàn kết, thống nhất hơn; trong sạch, vững mạnh hơn; niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường hơn; thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế, tạo nền tảng và cơ sở vững chắc để đất nước phát triển nhanh và bền vững./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Sẽ khai trương Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội XIII của Đảng vào ngày 22/1

Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ khai trương vào ngày 22/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC). Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đến dự và thông báo tại cuộc họp của Ban Tổ chức Trung tâm Báo chí chiều 12/1, tại Hà Nội.

Đại hội lần thứ VI của Đảng: Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước

(HBĐT) - Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Có 32 đoàn đại biểu quốc tế dự.

Đại hội lần thứ V của Đảng: Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của Nhân dân

(HBĐT) - Ðại hội lần thứ V của Ðảng họp từ ngày 27 - 31/3/1982 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.033 đại biểu đại diện hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước. Có 47 đoàn đại biểu quốc tế dự.

Lễ xuất quân, diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Sáng 10-1, tại quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Bộ Công an phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ xuất quân và diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Buổi diễn tập được thực hiện theo phương án huấn luyện, gồm: võ thuật, diễn tập giải quyết các tình huống gây rối, các trường hợp tụ tập kích động tại các mục tiêu được bảo vệ...

Hai nhân tố làm nên thành công Đại hội XIII của Đảng

Hội nghị lần thứ mười bốn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thành công tốt đẹp. Đây là hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình chuẩn bị, bảo đảm các điều kiện tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII). Qua hội nghị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân thêm tin tưởng, kỳ vọng vào những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa của đất nước sau Đại hội XIII.

Đại hội lần thứ III của Đảng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà

(HBĐT) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 5 - 10/9/1960 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 500 nghìn đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục