(HBĐT) - Đại hội lần thứ XI của Đảng họp từ ngày 12 - 19/1/2011 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.377 đại biểu, thay mặt cho hơn 3,6 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Kết thúc thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.
Tuy hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, bất ổn CT-XH, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, đặc biệt trên Biển Đông vẫn diễn biến phức tạp. Thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ lan rộng, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trải qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 2001-2010, đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường, độc lập, tự chủ và chế độ XHCN được giữ vững, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động "diễn biến hoà bình”.
Đại hội đánh giá, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm (2006-2010), tổng kết Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2001-2010) và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trên cơ sở đó, đại hội quyết định việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991; xác định Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020); đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm (2011-2015); thông qua Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi) và nhiều văn kiện quan trọng khác.
Về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội X, đại hội đánh giá: Toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu đạt những thành tựu quan trọng. Ứng phó có kết quả với những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước. Cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên; đời sống của Nhân dân tiếp tục được cải thiện; CT-XH ổn định; QP-AN được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao; phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt một số kết quả tích cực.
Mục tiêu tổng quát 5 năm (2011-2015) được đại hội xác định là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; giữ vững ổn định CT-XH; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) do đại hội thông qua, khẳng định: Đi lên CNXH là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.
Xã hội XHCN mà Nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Đại hội bầu BCH T.Ư Đảng khóa XI gồm 175 ủy viên chính thức, 25 ủy viên dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất, BCH T.Ư khóa XI bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí; Ban Bí thư gồm 4 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.
Tại Hội nghị T.Ư 7, khóa XI (họp từ ngày 2 - 11/5/2013), 2 đồng chí được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị; 1 đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.
(Còn nữa)
P.V (TH)
(HBĐT) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19 - 22/4/2001, với sự tham gia của 1.168 đại biểu đại diện cho gần 2,5 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
(HBĐT) - Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28/6 - 1/7/1996 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2,13 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", công tác tổ chức cán bộ luôn được Đảng ta coi trọng. Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong bài viết của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: Công tác tổ chức, cán bộ phải là điểm đột phá, là "then chốt" của nhiệm vụ "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Ngày 16-1, tại Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Sáng 16/1, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Sáng 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị thông tin về một số điểm chính trong kịch bản thông tin, tuyên truyền trên báo chí về Đại hội XIII của Đảng.