(HBĐT) - LTS: Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 kỳ đại hội. Mỗi kỳ đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận, đánh dấu những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Đại hội lần thứ nhất của Đảng: Khôi phục tổ chức, thống nhất các phong trào đấu tranh cách mạng, chống đế quốc, chống chiến tranh
 
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp từ ngày 27 - 31/3/1935, tại Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự đại hội có 13 đại biểu thay mặt gần 6.000 đảng viên hoạt động ở trong nước và ngoài nước.

Đại hội bầu BCH T.Ư gồm 9 ủy viên chính thức và 4 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng ở Quốc tế Cộng sản. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 7/1936, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 3/1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư. Tháng 5/1941, Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tại Pác Bó (Cao Bằng) đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.


Đại hội lần thứ II của Đảng: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp từ ngày 11 - 19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 760 nghìn đảng viên.

BCH T.Ư Đảng do đại hội bầu ra gồm 29 đồng chí. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng. Bộ Chính trị do T.Ư bầu gồm 7 ủy viên chính thức, gồm các đồng chí: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt; 1 ủy viên dự khuyết là đồng chí Lê Văn Lương. Đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư BCH T.Ư Đảng.


Đại hội lần thứ III của Đảng: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 5 - 10/9/1960 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 500 nghìn đảng viên.

Đại hội bầu BCH T.Ư khóa mới gồm 78 đồng chí, trong đó có 47 ủy viên chính thức, 31 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 11 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Đảng; đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đảng.


Đại hội lần thứ IV của Đảng: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH

Ðại hội lần thứ IV của Ðảng họp từ ngày 14 - 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.008 đảng viên, thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước. 
Đại hội quyết định đường lối cách mạng XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn mới.

Đại hội đã bầu BCH T.Ư khóa mới gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.


Ðại hội lần thứ V của Ðảng: Tất cả vì Tổ quốc XHCN, vì hạnh phúc của Nhân dân

Ðại hội lần thứ V của Ðảng họp từ ngày 27 - 31/3/1982 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.033 đại biểu đại diện cho hơn 1,72 triệu đảng viên trong cả nước. Có 47 đoàn đại biểu quốc tế dự.

Đại hội bầu BCH T.Ư gồm 116 ủy viên chính thức, 36 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng. Ngày 10/7/1986, Tổng Bí thư Lê Duẩn từ trần. BCH T.Ư họp phiên đặc biệt ngày 14/7/1986, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng.


Đại hội lần thứ VI của Đảng: Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước

Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biểu, thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Có 32 đoàn đại biểu quốc tế dự

Ðại hội bầu BCH T.Ư gồm 124 ủy viên chính thức, 49 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng. Các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Lê Ðức Thọ được giao trách nhiệm là cố vấn BCH T.Ư Ðảng.


Đại hội lần thứ VII của Đảng: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường XHCN 

Đại hội lần thứ VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 - 27/6/1991 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.176 đại biểu đại diện cho hơn 2,155 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Ðại hội bầu BCH T.Ư gồm 146 đồng chí; Bộ Chính trị có 13 ủy viên. Đồng chí Ðỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ðồng, Võ Chí Công giữ trọng trách cố vấn BCH T.Ư Ðảng.


Đại hội lần thứ VIII của Đảng: Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đại hội lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28/6 - 1/7/1996 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2,13 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Ðại hội bầu BCH T.Ư gồm 170 đồng chí. Bộ Chính trị gồm 19 ủy viên.

Ðồng chí Ðỗ Mười được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Ðảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ðồng, Võ Chí Công làm cố vấn BCH T.Ư.

Tại Hội nghị lần thứ tư, tháng 12/1997, BCH T.Ư chấp thuận đề nghị của đồng chí Ðỗ Mười thôi giữ chức vụ Tổng Bí thư, bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư của Ðảng. BCH T.Ư suy tôn các đồng chí: Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Võ Văn Kiệt làm cố vấn BCH T.Ư Ðảng.


Đại hội lần thứ IX của Đảng: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19 - 22/4/2001, với sự tham gia của 1.168 đại biểu đại diện cho gần 2,5 triệu  đảng viên trong toàn Đảng.

Ðại hội đã bầu BCH T.Ư Đảng gồm 150 đồng chí. Bộ Chính trị gồm 15 đồng chí. Ðồng chí Nông Ðức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng.


Đại hội lần thứ X của Đảng: Huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

Đại hội lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18 - 25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.176 đại biểu, đại diện cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Đại hội bầu BCH T.Ư gồm 160 ủy viên chính thức, 21 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.


Đại hội lần thứ XI của Đảng: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước

Đại hội lần thứ XI của Đảng họp từ ngày 12 - 19/1/2011 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.377 đại biểu, thay mặt cho hơn 3,6 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Đại hội khẳng định: Xã hội XHCN mà Nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do Nhân dân làm chủ.

Đại hội bầu BCH T.Ư Đảng khóa XI gồm 175 ủy viên chính thức, 25 ủy viên dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất, BCH T.Ư khóa XI bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí; Ban Bí thư gồm 4 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tại Hội nghị T.Ư 7, khóa XI (họp từ ngày 2 - 11/5/2013), 2 đồng chí được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị; 1 đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.


Đại hội lần thứ XII của Đảng: Bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển

Đại hội lần thứ XII của Đảng họp từ ngày 20 - 28/1/2016 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.510 đại biểu được tổ chức thành 68 đoàn, đại diện cho 4,5 triệu đảng viên trong cả nước.

Ðại hội bầu BCH T.Ư Ðảng khóa XII gồm 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết. Tại Hội nghị lần thứ nhất, BCH T.Ư bầu Bộ Chính trị gồm 19 đồng chí; Ban Bí thư gồm 3 đồng chí. Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu tiếp tục làm Tổng Bí thư của Ðảng.

Tại Hội nghị T.Ư 6 khóa XII (họp từ ngày 4 - 11/10/2017), 2 đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Bí thư. Tại Hội nghị T.Ư 7 khóa XII (họp từ ngày 7 - 12/5/2018), 2 đồng chí được bầu bổ sung vào Ban Bí thư.

P.V (TH)

Các tin khác


Đồng chí Trần Quốc Vượng kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng

Sáng 22/1, Ban Tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiến hành tổng duyệt các bước cuối cùng trước ngày khai mạc Đại hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đạt kết quả cao nhất, trở thành ngày hội của toàn dân

Ngày 21-1, tại Nhà Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại hội lần thứ XI của Đảng: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước

(HBĐT) - Đại hội lần thứ XI của Đảng họp từ ngày 12 - 19/1/2011 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.377 đại biểu, thay mặt cho hơn 3,6 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Đại hội lần thứ X của Đảng: Huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

(HBĐT) - Đại hội lần thứ X của Đảng họp từ ngày 18 - 25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.176 đại biểu, đại diện cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Trưng bày "Đảng Cộng sản Việt Nam - Từ Đại hội đến Đại hội"

Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2021), chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, sáng 19-1, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng khai mạc Trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Từ Đại hội đến Đại hội".

1.587 đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng

Chiều 18/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức cuộc họp thông báo về Đại hội lần thứ XIII của Đảng tới Đoàn Ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Đông đảo các Đại sứ, đại biện lâm thời các nước, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã tham dự buổi thông báo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục