Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hoà Bình tổ chức trưng bày triển lãm chuyên đề "Quân dân tỉnh Hòa Bình với chiến thắng Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.


Du khách tham quan gian trưng bày chuyên đề "Quân dân tỉnh Hòa Bình với chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Bảo tàng tỉnh Hòa Bình đã trưng bày trên 150 tài liệu, hình ảnh, gồm 3 phần. Phần 1 giới thiệu về Hoà Bình mảnh đất và con người; nội dung chủ yếu là giới thiệu khái quát về quá trình thành lập tỉnh Hoà Bình, điều kiện tự nhiên, cảnh quan và con người Hòa Bình. Phần 2 giới thiệu di sản văn hoá truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình, trong đó điểm nhấn là giới thiệu về 5 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm Nghệ thuật trình diễn chiêng Mường, Tri thức dân gian Mo Mường, Tri thức dân gian lịch tre dân tộc Mường, lễ hội Khai hạ dân tộc Mường và Nghệ thuật trình diễn keng lóng dân tộc Thái huyện Mai Châu; giới thiệu giá trị văn hóa đặc sắc về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc Mường, Tày, Thái, Mông, Dao. Phần 3 giới thiệu về sự đóng góp của quân và dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình với chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đóng góp, chi viện lớn về sức người, sức của, góp phần quan trọng cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Với phương châm "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm... Từ tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, tỉnh đã huy động và tổ chức 3 đại đội thanh niên xung phong, 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa và mở rộng hơn 70 km đường từ Mai Châu (Hòa Bình) lên Mộc Châu (Sơn La) phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô chở vũ khí, đạn dược, lương thực ra mặt trận... Tổng kết chiến dịch, toàn tỉnh đã huy động trên 381.290 lượt dân công, 905 xe thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội, cung cấp cho mặt trận trên 39.500 kg trâu bò, 1.840 m3 gỗ và hàng vạn cây tre, bương...

Trưng bày chuyên đề "Quân dân tỉnh Hòa Bình với chiến thắng Điện Biên Phủ” diễn ra từ ngày 1 - 7/4/2024 đã thu hút trên 16.400 lượt khách đến tham quan, tìm hiểu. Thông qua trưng bày nhằm giới thiệu, quảng bá về vùng đất, con người, truyền thống lịch sử, nét văn hoá đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống ở tỉnh Hoà Bình. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tôn vinh những giá trị lịch sử, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa, tự tôn dân tộc trong các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.                      

                                                      
Nguyễn Ly 
(Bảo tàng tỉnh)

Các tin khác


Ngày 12/4/1954: Chiếc máy bay thứ 50 của địch bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ

Ngày 12/4/1954, hồi 11 giờ 40 phút, chiếc máy bay thứ 50 của địch bị bắn rơi tại Điện Biên Phủ. Đó là một "pháo đài bay” ném bom 4 động cơ B.24, với tổ bay 9 người, lần đầu bị hạ trên chiến trường Việt Nam.

Thành công xuất sắc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng

Thắng lợi của chiến cuộc Ðông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Ðiện Biên Phủ bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Ðảng giữ vai trò quyết định.

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ:Ngày 11/4/1954: Bắt đầu đợt 2 trận đánh tiêu diệt đồi C1

Đồi C1 là cao điểm phía Đông, một trong những hướng phòng ngự chủ yếu của thực dân Pháp để bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử

Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trở thành điểm đến hấp dẫn khó bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn tham quan, lượng khách ghé thăm bảo tàng ngày càng tăng

Khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”

Ngày 8/4, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và tỉnh Phú Thọ tổ chức khánh thành Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong” tại khu vực ngã 5 đền Giếng - Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu Phương châm chỉ đạo chiến lược của Đảng trong Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), từ hôm nay, Báo Nhân Dân mở chuyên mục "Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu” (vào số báo các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu, chủ nhật hằng tuần, từ ngày 1/5 đăng liên tục) và chuyên mục "Nhật ký chiến sự Điện Biên Phủ” (đăng hằng ngày) để tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục