(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

 


Ngân hàng BIDV Hòa Bình tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn vay tín dụng.

Năm 2021 là năm đầu triển khai các nhiệm vụ CCHC giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Bùi Duy Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Xác định công tác CCHC là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nội dụng CCHC, trọng tâm là: Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm số lượng cấp phó của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ; nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường tiếp nhận, giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đẩy mạnh chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp sang tự đảm bảo chi thường xuyên; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, phấn đấu chỉ số CCHC của tỉnh đạt ở mức trung bình so với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đến nay, tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh đã được phê duyệt bản mô tả công việc theo vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm theo khung năng lực của từng vị trí việc làm. Công tác tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, tiếp nhận, điều động, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Các cơ quan hành chính Nhà nước duy trì thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Quý I/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 16 quyết định công bố 271 TTHC, trong đó, công bố mới 182 TTHC; sửa đổi, bổ sung 39 TTHC; bãi bỏ, hủy bỏ 50 TTHC. Văn phòng UBND tỉnh thực hiện nhập, đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC 221 thủ tục; xóa bỏ 50 TTHC, đạt 100%. Tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 99,8%; UBND cấp huyện đạt 99%, UBND cấp xã đạt 99,5%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước được đẩy mạnh. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai tại 63 điểm. Hệ thống văn bản điều hành của tỉnh đã kết nối từ tỉnh đến xã để thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử và kết nối với trục liên thông quốc gia; tỷ lệ văn bản đi được gửi dưới dạng điện tử so với tổng số văn bản đi của tỉnh đạt trên 90%.

Cùng với đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường quản lý thực thi công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, chức trách công vụ, lấy hiệu quả sản phẩm, việc hoàn thành nhiệm vụ làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, các sở, ngành, địa phương. Năm 2020, qua kiểm tra kiến nghị xem xét kiểm điểm 2 tập thể, 3 cá nhân vi phạm; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá xếp loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống đối với 19 trường hợp. Tỉnh nằm trong nhóm 11 tỉnh, thành phố có xếp hạng cao nhất cả nước về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020. Chỉ số PCI tiếp tục được cải thiện, tăng thêm 4 bậc so với năm trước…

Tuy nhiên, trong CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: Công tác phối hợp thực hiện các TTHC cho doanh nghiệp, người dân hạn chế, giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời cập nhật quá trình giải quyết TTHC lên phần mềm điện tử của tỉnh; số hồ sơ phát sinh giao dịch mức độ 3, 4 ít; khung năng lực một số vị trí việc làm ở một số cơ quan, đơn vị còn thiếu những chuyên ngành phù hợp…

Nhằm thực hiện mục tiêu CCHC, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân, thực hiện mỗi năm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh lên 3 bậc (giai đoạn 2020 - 2025), Tỉnh ủy quán triệt tinh thần CCHC, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, là nhiệm vụ xuyên suốt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Tỉnh đặt mục tiêu cụ thể cắt giảm 30% thời gian giải quyết TTHC. Theo đó, quyết liệt chỉ đạo các giải pháp CCHC; rà soát, đơn giản hóa TTHC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC. Tiếp tục nâng cao nhận thức, hành động thực hiện chủ trương chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp. Xây dựng nền hành chính dân chủ, minh bạch, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ; tập trung kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm. Tăng cường vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị trong thực thi công vụ, nhất là trong việc giải quyết các TTHC liên quan đến doanh nghiệp, người dân; kiên quyết xử lý nghiêm việc lợi dụng vị trí, chức năng, quyền hạn để tư lợi, nhất là các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư…


Lê Chung

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục