(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ ban hành Kết luận số 258-KL/TU, ngày 10/6/2022 về sơ kết 3 năm thực hiện Quy chế số 07-QC/TU, ngày 27/3/2019 của BTV Tỉnh ủy về tiếp xúc, đối thoại (TXĐT) trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) và Nhân dân (Quy chế số 07-QC/TU). 

Kết luận nêu: Việc tổ chức TXĐT giúp nâng cao năng lực quản lý, điều hành, ý thức, tinh thần trách nhiệm phục vụ Nhân dân của cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tạo sự đồng thuận, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần khắc phục, đó là: Một số địa phương, đơn vị tổ chức TXĐT còn hình thức, hiệu quả chưa cao; vai trò giám sát của MTTQ, các tổ chức CT-XH về thực hiện kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau các cuộc TXĐT chưa rõ nét, thường xuyên…

Để tiếp tục thực hiện tốt Quy chế số 07-QC/TU, BTV Tỉnh uỷ yêu cầu: Cấp ủy, chính quyền; MTTQ, các tổ chức CT-XH tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể CT-XH, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về Quy chế số 07-QC/TU, ngày 27/3/2019; Quy chế số 09-QC/TU, ngày 1/7/2019 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của Nhân dân.  

Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xác định nội dung và lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc TXĐT trực tiếp với MTTQ, các tổ chức CT-XH, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân. Tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp, đối thoại chuyên đề để giải quyết kịp thời những phát sinh từ thực tiễn; coi công tác TXĐT là nhiệm vụ thường xuyên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. 

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời hàng năm tổ chức đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện TXĐT; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những cách làm hay, có hiệu quả.
Chính quyền các cấp thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành. Chỉ đạo giải quyết tốt các nội dung tiếp thu ý kiến sau TXĐT; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh nếp sống văn minh, văn hóa công sở. Nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định. Nâng cao vai trò của MTTQ, tổ chức CT-XH các cấp trong việc thực hiện TXĐT. Chủ động nắm bắt tình hình và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên, Nhân dân, nhất là những vấn đề bức xúc, phức tạp để phối hợp tham mưu giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tổ chức các cuộc TXĐT theo Quy chế số 07-QC/TU. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi, thống nhất giữa các cơ quan trong việc tiếp TXĐT và tiếp thu ý kiến. Ban Dân vận, MTTQ và các tổ chức CT-XH, quân sự, công an các cấp cần chủ động phối hợp chặt chẽ nắm tình hình Nhân dân, tổ chức khảo sát, lấy ý kiến Nhân dân trước khi tổ chức hội nghị TXĐT…

PV (TH)

Các tin khác


Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Thói xu nịnh và giá trị ảo

Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai.

Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục