Ngày 6/7/2022, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, thay thế Quy định số 07-QĐi/TW, về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102-QĐ/TW, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của Bộ Chính trị khóa XII.


Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Ảnh tư liệu: Phương Hoa/TTXVN

Đây là Quy định về kỷ luật của Đảng lớn nhất, hoàn thiện nhất từ trước đến nay; nội dung Quy định được hệ thống tương đối toàn diện, đầy đủ, cụ thể và bao quát các phương diện trong đời sống xã hội. Các vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên được đặt thống nhất trong một quy định để xác định cụ thể các hành vi và chế tài xử lý làm căn cứ để kỷ luật.

Các điểm mới trong Quy định này tập trung ở 3 nội dung: Quy định các hành vi mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn và dự báo về các vi phạm trong thời gian tới; điều chỉnh tăng nặng hoặc giảm nhẹ chế tài đối với vi phạm được quy định trước đây; xác định rõ động cơ, mục đích, hậu quả của vi phạm làm căn cứ áp dụng chế tài phù hợp và đồng bộ với quy định mới của Đảng và pháp luật với mục đích để tổ chức đảng, đảng viên không muốn vi phạm và không dám vi phạm kỷ luật của Đảng. Một số điểm mới trong Quy định 69-QĐ/TW:

Phần I - Sự cần thiết ban hành Quy định 69-QĐ/TW

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng

Quy định mới ban hành thể hiện tinh thần Kết luận 21-KL/TW thể hiện quyết tâm nhất quán của Đảng trong việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”,"tự chuyển hóa” trong nội bộ; tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tha hóa quyền lực đã xảy ra trong một bộ phận tổ chức đảng, đảng viên.

Tên gọi của Quy định 69-QĐ/TW được điều chỉnh ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung công tác kỷ luật của Đảng, vừa đảm bảo nội dung toàn diện, bao quát, vừa đảm bảo nguyên tắc kỷ luật một tổ chức đảng phải xem xét rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời xác định trách nhiệm của từng cá nhân và ngược lại khi kỷ luật đảng viên phải kiểm điểm, xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức đảng quản lý đảng viên vi phạm và dễ tra cứu, dễ thực hiện.

Quy định gồm 4 Chương, 58 Điều (Chương I: Quy định chung; Chương II: Kỷ luật tổ chức đảng; Chương III: Kỷ luật đảng viên vi phạm; Chương IV: Điều khoản thi hành), trong đó có một số nội dung mới như sau:

Trong Quy định 69-QĐ/TW, Điều 1 quy định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh đã bổ sung nội dung: "áp dụng đối với tổ chức đảng (gồm cả tổ chức đảng đã hết nhiệm kỳ hoạt động, đã giải thể, thay đổi do chuyển giao, chia tách, sáp nhập) và đảng viên (gồm cả đảng viên bị tuyên bố mất tích, đảng viên đã qua đời nhưng có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng)” để phù hợp, thống nhất với điều 1, Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

Tại Điều 2 về nguyên tắc xử lý kỷ luật, quy định bổ sung nguyên tắc về việc bảo vệ đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị và thống nhất, đồng bộ với Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư về hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng "Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định của Trung ương, mà không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn xử lý kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm”.

Đảm bảo đồng bộ, nhất quán với quy định của Đảng và pháp luật

Về thời hiệu xử lý kỷ luật quy định tại Điều 4, đã thống nhất dùng cụm từ "hành vi vi phạm” đối với tổ chức đảng, đảng viên theo đúng quy định của pháp luật và Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, cũng sử dụng cụm từ "hành vi vi phạm”. Quy định cách tính "Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị xử lý kỷ luật" và "Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật” để thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.

Tại Điều 5, Quy định 69-QĐ/TW đã bổ sung một số nội dung quy định về tình tiết giảm nhẹ đối với đảng viên: Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát; chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra; vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định.

Quy định này đảm bảo đồng bộ, nhất quán với Quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; khuyến khích, bảo vệ cán bộ, đảng viên năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; cán bộ dám nhận ra sai lầm, khuyết điểm để chủ động sửa chữa, khắc phục vi phạm, hậu quả theo tinh thần Kết luận số 14-KL/TW của Bộ Chính trị.

Về tình tiết tăng nặng (Điều 6), bổ sung quy định về tình tiết tăng nặng đối với vi phạm của tổ chức đảng: "Biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng. Bổ sung quy định về tình tiết tăng nặng đối với vi phạm của đảng viên: "Gây thiệt hại, thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước nhưng không tự giác nộp lại tài sản do vi phạm mà có". Việc bổ sung nội dung trên để thống nhất với quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tăng cường tính răn đe, giáo dục, quản lý đảng viên của tổ chức đảng và trách nhiệm của đảng viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Quy định cũng sửa đổi, bổ sung một số từ, cụm từ, biên tập lại một số nội dung để tránh trùng lặp và phù hợp với các quy định mới của Đảng. Một số nội dung sẽ được đưa vào Hướng dẫn cụ thể trong Quy định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.

PHẦN II: Quy định về kỷ luật tổ chức đảng


Lê Nguyễn Nam Ninh 
(Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương)

Các tin khác


Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Thói xu nịnh và giá trị ảo

Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai.

Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục