(HBĐT) - "Kết quả kiểm điểm đánh giá chỉ số công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2021 của các huyện, thành phố còn ở mức thấp. Để chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại, tăng cường thực hiện các biện pháp PCTN, tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện các quy định về PCTN" - đồng chí Phạm Tiến Dũng, Phó chánh Thanh tra tỉnh cho biết.

Bộ phận "một cửa” thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) tạo điều kiện cho người dân đến giao dịch.

Thực hiện Kế hoạch số 442/KH-TTCP, ngày 31/3/2022 của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện đánh giá công tác PCTN đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2021; Quyết định số 126/QĐ-TTCP, ngày 27/4/2022 của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác PCTN, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND về đánh giá công tác PCTN tỉnh năm 2021. Trên cơ sở báo cáo tự đánh giá và hồ sơ, tài liệu của các huyện, thành phố cung cấp, tổ công tác theo Quyết định số 884/QĐ-UBND, ngày 6/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức rà soát, thẩm tra báo cáo tự đánh giá, chấm điểm công tác PCTN của các huyện, thành phố năm 2021. Theo đó, duy nhất huyện Tân Lạc tăng 3,5 điểm, đạt 44,5 điểm do tổ công tác huyện chưa chấm tiêu chí chuyển đổi vị trí công tác và xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Huyện Lạc Thủy, Kim  Bôi, Đà Bắc, Mai Châu không tăng, không giảm điểm, lần lượt là 50,86, 39, 39, 40,5 điểm; huyện Yên Thủy giảm 4 điểm; TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn cùng giảm 3 điểm; huyện Lạc Sơn giảm 1 điểm tiêu chí rà soát do xung đột lợi ích không có tài liệu chứng minh. Kết quả cho thấy, điểm đánh giá chỉ số công tác PCTN năm 2021 của các huyện, thành phố còn ở mức thấp.

Để chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại, tăng cường thực hiện các biện pháp PCTN, tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu chính quyền các cấp; tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức. Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN thông qua các cơ quan thông tin, truyền thông; tích cực phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân trong việc phát hiện tham nhũng. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật PCTN năm 2018; triển khai thi hành các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Quyết định số 56-QĐ/TW, ngày 8/2/2022 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, chỉ đạo thực hiện việc phối hợp xác minh tài sản, thu nhập và kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định. Thực hiện nghiêm việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp tiếp công dân ít nhất 2 ngày/tháng, Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tuần để giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của người dân, nắm được thông tin quan trọng trong phát hiện, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Người đứng đầu tại địa phương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; tuyên truyền rộng rãi đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư liên quan đến việc nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc. Quán triệt tinh thần phục vụ Nhân dân, đạo đức công vụ, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức; phát huy hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn kịp thời biểu hiện nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đẩy mạnh công tác phát hiện tham nhũng, tiêu cực thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, công tác PCTN, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị. Chủ tịch UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh đôn đốc, theo dõi việc triển khai của các địa phương thực hiện nhiệm vụ PCTN, tổng  tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

6 tháng đầu năm nay, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chỉ đạo cơ quan Thanh tra triển khai 42 cuộc thanh tra hành chính. Đã kết thúc 20 cuộc thanh tra, qua đó phát hiện sai phạm 1.796,5 triệu đồng, kiến nghị xử lý thu hồi 133,5 triệu đồng; yêu cầu xử lý kỷ luật đối với 4 cá nhân, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm 18 tập thể, 45 cá nhân có vi phạm, bàn giao hồ sơ 1 vụ việc sang cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh theo ủy thác của Bộ Công an.

 Lê Chung



Các tin khác


Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Thói xu nịnh và giá trị ảo

Thói xu nịnh tưởng chừng vô hại, nghe vui tai, nhưng thực chất lại nguy hại khôn lường vì nó dẫn tới sự mất tỉnh táo, bị nhầm lẫn bởi giá trị ảo, từ đó đưa ra những lựa chọn sai, những quyết định sai.

Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục