Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước luôn có sự đóng góp tích cực và hiệu quả của các tôn giáo. Với phương châm sống "tốt đời, đẹp đạo", "tôn giáo đồng hành cùng dân tộc", nhiều tổ chức tôn giáo cùng các chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước, cùng đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và Tỉnh đoàn Tuyên Quang tặng quà chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 tại xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương.
Ngày 30/8, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá vai trò và những đóng góp của các cá nhân và tổ chức tôn giáo đối với thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, cũng như góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay. Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ khẳng định: "Có thể nói, đất nước có phong trào gì thì các tôn giáo hưởng ứng tích cực, đóng góp hiệu quả cho phong trào đó. Đất nước có khó khăn, thách thức thì với tinh thần đại đoàn kết, tôn giáo đồng hành cùng đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đất nước có thuận lợi và thời cơ thì tôn giáo thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển đất nước hùng cường thịnh vượng và nhân dân ấm no, hạnh phúc. Tôn giáo luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước, cùng dân tộc trong mọi khó khăn, thách thức, thời cơ và thuận lợi". Có thể khẳng định, kết quả này có được là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, huy động được mọi nguồn lực trong xã hội, bao gồm cả nguồn lực từ các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Ở Việt Nam, các tín ngưỡng, tôn giáo đều mang những bản sắc riêng, nhưng đều có sự dung hợp, đan xen, thống nhất trong đa dạng và đều hướng đến giá trị Chân-Thiện-Mỹ. Trong lịch sử dân tộc, đồng bào theo những tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn luôn hòa hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc. Tôn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận không tách rời của đời sống văn hóa-tinh thần của dân tộc. Suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và phát triển đất nước đã ghi nhận những đóng góp quan trọng của hàng chục nghìn chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo. Với phương châm sống "tốt đời, đẹp đạo", "tôn giáo đồng hành cùng dân tộc", nhiều tổ chức tôn giáo cùng các chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước, cùng đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, các thế lực thù địch không ngừng dùng những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo với nhiều hình thức để chống phá Nhà nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng cho rằng "tôn giáo ở Việt Nam đứng ngoài chính trị, tôn giáo độc lập với chính quyền, tôn giáo có sự "tự do" tuyệt đối, tôn giáo đứng ngoài pháp luật"…
Chúng lợi dụng triệt để quan điểm "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật" để cho rằng "tự do" tôn giáo của Việt Nam chỉ là hình thức, vu khống Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, cấm đoán tôn giáo, đàn áp giáo sĩ, tăng sức ép với Việt Nam qua việc quốc tế hóa các vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng... Một số người đứng đầu các tổ chức tôn giáo đã bị đối tượng xấu xúi giục, kích động, mua chuộc trở nên cực đoan, phản động, coi tổ chức tôn giáo của mình như một cá thể độc lập, nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước, của giáo hội, không liên quan đến chính quyền, tự đưa ra các quy định, các "điều luật" riêng, thậm chí đi ngược lại với những giáo lý và pháp luật...
Mặc dù cho rằng tôn giáo Việt Nam đứng ngoài chính trị, nhưng các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng tôn giáo hòng thực hiện các mưu đồ chính trị nhằm hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền" để xuyên tạc, bóp méo cho rằng Việt Nam "đàn áp tôn giáo"; lợi dụng các vấn đề chính trị-xã hội phức tạp trong nước để kích động ly khai, biểu tình; lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cả tin của một bộ phận dân chúng để thành lập các "đạo lạ", các tổ chức núp dưới danh nghĩa tôn giáo nhưng mang màu sắc chính trị, truyền đạo trái phép; lồng ghép những tư tưởng phản động, xuyên tạc bản chất chế độ chính trị, chống đối chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhằm tạo ra mâu thuẫn giữa tôn giáo với chính quyền, gieo nên những ánh nhìn định kiến, ác cảm của đồng bào tôn giáo đối với chính quyền, kích động gây rối, làm mất ổn định chính trị-xã hội, gây mất đoàn kết lương-giáo, chia rẽ dân tộc...
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chống đối dưới chiêu bài đòi tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, các thế lực phản động không ngừng các thủ đoạn thâm độc kích động bà con giáo dân phản đối các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng việc không thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình; không tham gia các sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng; không thực hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc; không tham gia các tổ chức chính trị ở địa phương; không tham gia thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương... Từ đây chúng âm mưu lôi kéo đồng bào ra khỏi sự quản lý của chính quyền, của pháp luật, vô hiệu hóa chính quyền cơ sở; hòng làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng với chế độ, từ đó dễ bề chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Lợi dụng quyền "tự do tôn giáo" chúng cố tình đánh tráo khái niệm để cho rằng con người có quyền "tự do tuyệt đối về tôn giáo" tức là tôn giáo đứng ngoài pháp luật. Tuy nhiên cần phải hiểu "tự do tôn giáo" là việc mỗi người có quyền tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Tại khoản 3, Điều 18, Công ước quốc tế đã chỉ rõ: "Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác."… Không chỉ Việt Nam, mà các nước phát triển đều đặt giới hạn cho tự do tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, đặt tự do tôn giáo trong mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước, pháp luật, chính quyền.
Ở Việt Nam hiện nay, tôn giáo có mối quan hệ tương đối thống nhất với chế độ chính trị. Nhà nước bảo đảm tạo mọi điều kiện về "quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng", tạo điều kiện giúp đỡ các tôn giáo được bảo đảm lợi ích và hoạt động trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Còn các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật và có nhiều đóng góp vào việc xây dựng quê hương, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Sự đồng hành của tôn giáo với sự phát triển của đất nước được thể hiện rõ nét qua việc đóng góp các nguồn lực vào công cuộc phát triển đất nước; qua nhiều hoạt động thiện nguyện; chung tay cùng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới; giúp đỡ nhân dân trong khó khăn, dịch bệnh, thiên tai; giúp đỡ những người yếu thế, người già, trẻ em không nơi nương tựa trong xã hội,... Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ cho thấy, các tổ chức tôn giáo đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo: mở 300 trường mầm non, 2.000 cơ sở giáo dục mầm non, 12 cơ sở dạy nghề và một số trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên cả nước; tổ chức hơn 500 cơ sở y tế, khám, chữa bệnh từ thiện; thành lập hơn 113 cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng 11.800 đối tượng bảo trợ xã hội. Trong dịch Covid-19 vừa qua, 3.000 tình nguyện viên của các tổ chức tôn giáo đã tham gia chống dịch; các chức sắc, chức việc, đồng bào tôn giáo đã ủng hộ hàng chục tỷ đồng cho quỹ vắc-xin, hàng trăm tỷ đồng cho Quỹ phòng, chống Covid-19, tặng 24 xe cứu thương, nhiều trang thiết bị với hàng nghìn tỷ đồng cho các hoạt động nhân đạo... Các hoạt động này thể hiện sự chung tay, góp sức một cách tích cực của các tổ chức tôn giáo Việt Nam với chính quyền các cấp, góp phần hỗ trợ chính quyền trong việc phát triển kinh tế-xã hội địa phương, giúp đỡ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Không ít chức sắc, tín đồ tôn giáo là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, có nhiều đóng góp quan trọng trong hệ thống chính trị, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Cụ thể, có 5 chức sắc trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV; 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 225 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 246 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện; 646 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 5.000 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.
Mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo còn thể hiện ở việc các tổ chức tôn giáo Việt Nam đã và đang góp phần đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào một cách nhanh chóng; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; phối hợp chính quyền ở địa phương vận động đồng bào tôn giáo xây dựng đời sống mới, xây dựng nông thôn mới, đô thị mới; lên án, bài trừ hủ tục góp phần xây dựng đời sống mới với nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho chính đồng bào...
TheoNhandan
Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chủ trương lớn, các nghị quyết là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, là khởi nguồn của các chính sách, luật pháp, kế hoạch, đề án về phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội được triển khai trong thực tiễn. Đổi mới việc xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng các nghị quyết của Đảng tạo cơ sở đưa chủ trương, đường lối vào cuộc sống nhanh và hiệu quả, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy đảng.
Liên quan vụ án tại Công ty Việt Á, đáng chú ý, trong Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về vi phạm của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên tại Học viện Quân y, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, thường có cụm từ: "Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý".
Mới đây, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương nhiệm kỳ 2020-2025; cách chức Bí thư Tỉnh ủy đối với ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Đại án Việt Á, vụ án tham nhũng, tiêu cực có tổ chức với quy mô cực lớn từ Trung ương đến cơ sở, xảy ra giữa đại dịch COVID-19 đã lộ diện nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Vụ án gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của Ðảng, Nhà nước.
Một thực tế không thể phủ nhận đó là kết quả xây dựng, chỉnh đốn Đảng (XD,CĐĐ) đạt được trong thời gian qua không những được cán bộ, đảng viên và nhân dân ta ghi nhận, đánh giá cao mà còn khẳng định XD, CĐĐ là vấn đề có tính nguyên tắc và mang tính chiến lược để Đảng ta có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch phớt lờ điều ấy, chúng còn ra sức công kích vấn đề có tính nguyên tắc và chiến lược này.
Thời đại hội nhập quốc tế và xã hội phát triển góp phần làm cho đời sống văn học-nghệ thuật (VHNT) ngày càng phong phú. Song VHNT cũng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phức tạp.