Ảnh minh hoạ.
Với dã tâm ngăn chặn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện tồn, các thế lực thù địch đã đưa ra các luận điệu xuyên tạc về thời đại ngày nay. Vạch trần các luận điệu sai trái đó là một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Quan niệm Mác xítvàĐảng Cộng sản Việt Namvề thời đại ngày nay
"Thời đại” là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử với các nấc thang phát triển khác nhau của xã hội loài người. Với phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,K.MarxvàF.Engelscoi hình thái kinh tế xã hội là cơ sở khách quan để phân chia thời đại. Theo quan niệm của hai ông, lịch sử xã hội loài người cho đến thế kỷ 19 là sự thay thế của các hình thái từ thấp đến cao: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển biến từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác tiến bộ hơn, không diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua hoạt động của giai cấp đứng ở vị trí trung tâm và đóng vai trò là động lực chi phối sự vận động của thời đại đó.
Vận dụng và phát triển Chủ nghĩaMarxvào nước Nga, V.I.Lenin và Đảng Bolshevik Nga đã lãnh đạo giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga làm nên "mười ngày rung chuyển thế giới”. Cách mạng Tháng Mười năm 1917 không chỉ mở ra trang sử mới cho nước Nga mà còn mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Sau Cách mạng Tháng Mười, CNXH từ lý thuyết đã trở thành thực tiễn. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô trở thành đối thủ không thể tiêu diệt của các nước tư bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống các nước XHCN ra đời với ảnh hưởng ngày càng gia tăng. Điều này làm cho quy mô và ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản (CNTB) bị thu hẹp. Từ thực tế đó, Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và Đảng Công nhân quốc tế (tháng 11-1960) đưa ra khái niệm "thời đại chúng ta” như sau: "Thời đại chúng ta mà nội dung chủ yếu là sự quá độ từ CNTB lên CNXH mở đầu bằng Cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại, là thời đại cách mạng XHCN và cách mạng giải phóng dân tộc”.
Kế thừa và phát triển những quan điểm của Chủ nghĩaMarx-Lenin về thời đại, trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: "Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với các chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”.
Bác bỏ luận điệu xuyên tạc về thời đại ngày nay của các thế lực thù địch
Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã đẩy phong trào cộng sản, công nhân quốc tế lâm vào thoái trào. Lợi dụng vấn đề đó, các thế lực thù địch đưa ra các luận điệu sai trái về thời đại ngày nay, tập trung vào một số luận điệu sau đây:
Thứ nhất,họ cho rằng, thời đại quá độ lên CNXH kết thúc khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
Đây là sự cố tình bóp méo sự thật hòng lung lạc niềm tin của nhân loại vào CNXH. Các đối tượng chống phá thừa hiểu rằng, sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, đi lên CNXH đã trở thành một sự lựa chọn của nhiều nước trên thế giới. Sức mạnh của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN đã làm tổn hại lợi ích chính trị của giai cấp tư sản; CNTB không thể "làm mưa làm gió” như trước. Vì vậy, "nhổ cái gai Liên Xô”, làm cho Liên Xô và hệ thống XHCN sụp đổ là dã tâm thường trực của các thế lực đế quốc. Khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, kẻ thù của CNXH hí hửng rêu rao "thời đại ngày nay không còn là thời kỳ quá độ lên CNXH”. Với luận điệu này, họ đã mắc vào sai lầm mà V.I.Lenin từng cảnh báo, là lấy một sự kiện trong giai đoạn lịch sử cụ thể làm đặc trưng cho cả một thời đại. Luận điệu đó cũng thể hiện cách nhìn thiển cận, thiếu tri thức lịch sử bởi sự thay thế thời đại này bằng thời đại khác luôn là quá trình rất lâu dài, không loại trừ các "khúc quanh” và bước thụt lùi nhất định. Chẳng hạn, sự thay thế thời đại phong kiến bằng thời đại tư bản chủ nghĩa từng diễn ra trong mấy trăm năm; cách mạng tư sản Pháp phải làm nhiều lần mới thành công.
Mặt khác, các thế lực thù địch cũng cố tình "lờ” đi một thực tế: CNXH hiện thực vẫn đứng vững với khoảng 1/5 dân số thế giới; các nước đi theo chế độ XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... đã đạt được những thành tựu to lớn trong tiến trình cải cách, đổi mới; ở châu Mỹ Latin đã xuất hiện khuynh hướng XHCN thế kỷ 21. Rõ ràng, sự sụp đổ của chế độ xã hội ở Liên Xô và Đông Âu không làm thay đổi tính chất thời đại. Càng ra sức phủ nhận tính chất quá độ từ CNTB lên CNXH của thời đại ngày nay, các thế lực thù địch càng hiện "nguyên hình” cố tình ngăn trở bước tiến văn minh của lịch sử.
Thứ hai,phủ nhận ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười. Sau đổ vỡ của Liên Xô, những kẻ chống cộng vội vã "hô hoán” rằng: Cách mạng Tháng Mười đã mất hết giá trị.
Sự thật là những ai hiểu biết lịch sử đều phải thừa nhận cuộc cách mạng này đã mở ra một xu thế phát triển mới cho nhân loại, mở ra phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nhờ đó, chủ nghĩa thực dân-"vết nhơ” trong tiến trình phát triển của nhân loại đã được loại bỏ. Nhà nước Liên Xô-sản phẩm của Cách mạng Tháng Mười đã đưa những người lao khổ lên vị trí chủ nhân của xã hội, đã cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt vong của chủ nghĩa phát xít. Sau Cách mạng Tháng Mười, ba dòng thác cách mạng cùng tấn công CNTB, buộc CNTB phải điều chỉnh chính sách để cạnh tranh. Do đó, không chỉ nhân dân các nước XHCN mà cả nhân loại nói chung, đều được hưởng thành quả của Cách mạng Tháng Mười.
Thứ ba,phủ định sức sống, giá trị của Chủ nghĩaMarx-Lenin trong thời đại ngày nay.
Giáo sư người Anh Terry Eagleton trong cuốn sách "Tại saoMarxđúng” đánh giá: "Chủ nghĩaMarxlà sự phê phán CNTB. Đó là sự phê phán sâu sắc, toàn diện và khắt khe nhất từ trước đến nay”. Vì lý do đó mà ngay từ khi ra đời, Chủ nghĩaMarxluôn bị các thế lực chống cộng công kích, vu cáo, xuyên tạc. Khi CNXH hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đổ vỡ, các thế lực chống cộng hả hê quy chụp: Sự đổ vỡ này bắt nguồn từ sai lầm của bản thân học thuyếtMarx-Lenin, nay mô hình Xô viết sụp đổ thì học thuyếtMarx-Lenin cũng sụp đổ theo. Ở đây đã có sự "đánh đồng” khái niệm "CNXH Xô viết”-một mô hình CNXH hiện thực còn nhiều khiếm khuyết và không được sửa chữa kịp thời với khái niệm "CNXH" nói chung.
Ngoài ra, các thế lực chống cộng còn "lập luận” rằng, "hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thay đổi nhiều đến mức không còn nhận biết được nữa so với thời của KarlMarxvà do đó, những tư tưởng củaKarlMarxkhông còn phù hợp nữa”. Họ cố tình không nhận thấy những biến đổi đó vẫn không vượt ra ngoài những quy luật, nguyên lý chung nhất mà Chủ nghĩaMarx-Lenin đã khám phá. Họ cũng "quên” rằng,KarlMarx, Lenin với tinh thần khiêm tốn, khoa học, đã luôn nhấn mạnh, học thuyết của mình là "học thuyết mở”; nó đòi hỏi ở hậu thế một tinh thần luôn đổi mới, sáng tạo.
Thứ tư,khuếch trương "thời đại ngày nay là thời đại của CNTB-tương lai vĩnh hằng của nhân loại".
Luận điệu về tương lai vĩnh hằng của CNTB chứa đựng thực tại đầy mâu thuẫn, không thể hóa giải của chính CNTB. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã dẫn đếnmâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp tư sản; sự bất bình đẳng về thu nhập kéo theo sự bất bình đẳng về mọi mặt trong xã hội tư bản. Các mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển trong cuộc cạnh tranh "sống còn” vì vị thế quốc gia và lợi ích của tập đoàn tư bản đã biến thành các cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt. Đó còn là mâu thuẫn giữa các nước tư bản và các nước đang phát triển khi các nước phát triển giữ vai trò "nhà cái”, đặt ra các "luật chơi” có lợi cho mình trong tiến trình toàn cầu hóa, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo với các nước đang phát triển. Sự phát triển theo hướng lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích của CNTB còn gây tác hại khủng khiếp cho môi trường toàn cầu. Một xã hội với những bất ổn trầm trọng như thế, tất yếu phải được thay thế bằng một xã hội tốt đẹp hơn; do đó, CNTB không thể là tương lai vĩnh hằng của loài người.
Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh tư tưởng, bảo vệ chân giá trị của Chủ nghĩaMarx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, những người cộng sản và nhân dân Việt Nam phải giữ cho mình "trí sáng, tâm trong” trong "cuộc chiến” không khói súng này. Điều quan trọng hơn, chúng ta phải đồng tâm nỗ lực xây dựng thành công CNXH vì thực tiễn là thước đo chân lý, thắng lợi trên thực tiễn sẽ phủ định mọi điều đơm đặt, xuyên tạc của các thế lực thù địch về thời đại ngày nay.
Tổ chức phản động lưu vong với cái gọi là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là "Việt Tân”) đang liên tục gia tăng các chiến dịch tuyên truyền bằng chiêu bài dân túy trên không gian mạng. Với tham vọng ngông cuồng và thủ đoạn lừa bịp, mị dân, tổ chức khủng bố này đã áp dụng nhiều phương thức, kết nối với những thành phần chống đối, thực hiện các hành động chống phá Tổ quốc...