Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh.

Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh.

(HBĐT) - Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được Hiến pháp năm 1980, 1992 ghi nhận là một đảng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội như một tất yếu lịch sử. Từ khi thành lập đến nay, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa dân tộc ta từ thân phận làm nô lệ lên làm chủ nước nhà, đất nước ta từ nghèo nàn lạc hậu trở thành quốc gia phát triển trong cộng đồng thế giới.

 

Trong bối cảnh đất nước ngày nay, tiếp tục cụ thể hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, mô hình Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội cần được đổi mới để phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dựa trên nguyên tắc “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Điều 4, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện quyết tâm chính trị về đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với nhiều bổ sung quan trọng. Ngoài việc tiếp tục khẳng định “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân”, Dự thảo đã bổ sung “Đảng đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Điều đó cho thấy, Đảng là đại diện, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lợi ích của Đảng không có gì khác ngoài lợi ích của dân tộc đó là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đặc biệt, Dự thảo đã bổ sung khoản 2 “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, khoản 3 có bổ sung không chỉ “các tổ chức Đảng” mà “đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Những điểm mới được bổ sung tại điều 4, Dự thảo quy định về Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm rõ hơn vị trí, vai trò và trách nhiệm của Đảng trước nhân dân và dân tộc, thể hiện tính dân chủ và pháp chế XHCN ở mức độ cao. Bổ sung những điểm mới tại Điều 4, Hiến pháp đã tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

 

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục