(HBĐT) - Trước hết phải khẳng định rằng bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự phát triển của Đảng, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã thể chế hóa kịp thời những quan điểm chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng. Về cơ bản các ý kiến của cán bộ đoàn và ĐV-TN trong toàn huyện đều nhất trí với các nội dung và bố cục của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời góp ý tập trung vào Chương II quy định về “quyền và nghĩa vụ của công dân” và Chương VI quy định về bảo vệ Tổ quốc. Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi có một số ý kiến đóng góp như sau:

 

                               

                                             Đinh Thị Thúy Hòa

                                  Bí thư Huyện đoàn Lương Sơn

 

Thứ nhất: Hiến pháp là đạo luật cơ bản, việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chính là sự thể hiện vị trí tối cao của nhân dân đối với văn bản mang tính pháp lý cao nhất, quan trọng nhất của nhà nước ta.  Việc lấy ý kiến của nhân dân về Hiến pháp vừa làm tăng giá trị của dân chủ và tính khả thi của Hiến pháp sau khi được ban hành. Mặt khác nhân dân có quyền lực cao nhất, là người có quyền lựa chọn và quyết định về chế độ chính trị, mô hình nhà nước, các vấn đề về sở hữu vì lẽ đó quyền lập hiến là một quyền cơ bản của công dân. Do vậy nên quy định việc dân chủ phúc quyết Hiến pháp cũng nên được quy định cụ thể trong Hiến pháp, như các quyền tự nhiên của con người. 

 

Cụ thể: Tại Điều 30 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nên viết là: “Công dân có quyền được phúc quyết đối với Hiến pháp và có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân y”.

 

Thứ hai: Tại Khoản 1, Điều 4, đề nghị góp ý xem xét bỏ từ “Đồng thời là đội tiên phong” nên viết gọn lại cụ thể: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam...” Bởi đảng viên là người ưu tú nhất từ nhiều nguồn tôn vinh lên.

 

Thứ ba: Bổ sung điều 21 mới như sau: “Mọi người có quyền sống và có nghĩa vụ với Tổ quốc”. Để thể hiện được lý trí sống có lý tưởng và mục tiêu.

 

Thứ tư: Tại khoản 1, Điều 39 không nên viết “Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn”. Vì: việc kết hôn và ly hôn là quyền đương nhiên của con người, tuy nhiên việc “ly hôn” không phải là quyền được pháp luật và xã hội khuyến khích, mà ly hôn là tự nguyện khi hai bên không còn biện pháp giải quyết nào khác.

 

Thứ năm: Tại Điều 54 (sửa đổi) về mặt khách quan tôi rất đồng ý và tán thành cao. Song về mặt chủ quan không thấy đề cao kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước là chủ đạo, là nền tảng, như vậy ta có định hướng được “Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” hay không?

 

 

 

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục