(HBĐT) - Với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cố gắng của các cấp, các ngành, môi trường kinh doanh của tỉnh đã có những khởi động tích cực, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra quy hoạch, đầu tư hạ tầng KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn).
Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình trước thềm hội nghị xúc tiến đầu tư dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, đồng chí Bùi Đức Hinh, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Hòa Bình đang có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy và hành động, triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, cởi mở, có trách nhiệm, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án tốt nhất.
P.V: Thưa đồng chí, Hòa Bình đang sở hữu những lợi thế gì để thu hút đầu tư?
Đồng chí Bùi Đức Hinh: Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, có điều kiện thuận lợi, tiềm năng lớn về thiên nhiên, lịch sử văn hóa, phát triển vật liệu xây dựng, khai khoáng, xây dựng đô thị nghỉ dưỡng, du lịch lòng hồ, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp chất lượng cao, tạo động lực phát triển KT-XH. Tỉnh đã và đang huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, nhất là hệ thống giao thông nhằm kết nối đồng bộ với Hà Nội và các tỉnh vùng động lực kinh tế. Cuối năm nay đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình sẽ cơ bản hoàn thiện. Thời gian di chuyển từ Thủ đô Hà Nội và thành phố Hòa Bình còn khoảng 1 giờ ô tô chạy, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực hạ tầng, thương mại, dịch vụ. Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, là cơ hội lớn để thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là sinh thái, nghỉ dưỡng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch tạo được kết quả khả quan như khu du lịch nước khoáng cao cấp Sào Báy, Kim Bôi, các điểm tuyến du lịch ở Mai Châu, sân golf Phượng Hoàng... Các loại hình dịch vụ có chất lượng như hạ tầng KCN, dịch vụ tài chính, ngân hàng, thông tin được đầu tư mở rộng quy mô cũng như nguồn nhân lực dồi dào, lao động qua đào tạo được nâng lên có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đặc biệt, chính quyền tỉnh đang tạo ra những “lợi thế mềm” bằng việc chủ động thay đổi nhận thức và hành động thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các dự án và thành công ở tỉnh Hòa Bình.
P.V: Xin đồng chí cho biết kết quả thu hút đầu tư của tỉnh?
Đồng chí Bùi Đức Hinh: Với cố gắng của các cấp, các ngành, thu hút đầu tư của tỉnh đạt được những kết quả khả quan. Nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh. Trong 10 tháng năm 2016, tỉnh đã cấp phép 39 dự án đầu tư, trong đó có 1 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 3 triệu USD và 38 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư đăng ký 4.587 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2015, số dự án được cấp phép đầu tư của tỉnh 10 tháng năm 2016 tăng 163%, vốn đầu tư đăng ký tăng 203%. Đến nay, tỉnh có 428 dự án, trong đó có 31 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư đăng ký 470 triệu USD, vốn đầu tư khoảng 275 triệu USD, bằng 58,5% tổng vốn đầu tư và 397 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 42.521 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 12.500 tỷ đồng, bằng 29,4% vốn đăng ký. Nhiều dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tích cực đóng góp cho chuyển dịch cơ cấu của địa phương.
Hiện nay, tỉnh triển khai mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh (quy mô từ 400 - 450 giường, tổng mức đầu tư khoảng 830 tỷ đồng, nhà đầu tư dự kiến khởi công trong tháng 11/2016); dự án đầu tư Bệnh viện Sản – Nhi; dự án cấp nước sạch về Hà Nội. Hòa Bình cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương 1 dự án sân golf và bổ sung quy hoạch thêm 1 sân golf cho tỉnh; đã quyết định xong chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bảo thọ Quốc tế Hòa Bình tại huyện Kỳ Sơn; hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành nhà máy chế biến tre ép tại huyện Mai Châu; trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch Nhà máy xi măng tại huyện Lạc Thủy do Công ty TNHH Xuân Thiện Việt Nam thuộc Tập đoàn Xuân Thành đề xuất và một số dự án khác.
P.V: Xin đồng chí cho biết những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư?
Đồng chí Bùi Đức Hinh: Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các cấp thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 19, ngày 28/4/2016 và Nghị quyết số 35, ngày 16/5/2016 của Chính phủ thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể. Trong đó tập trung cải cách hành chính, tăng cường phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận với cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao năng lực, tránh nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm, thực hiện mục tiêu đồng hành, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thân thiện, có tính cạnh tranh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân. Thông qua việc tổ chức đối thoại thường kỳ theo chuyên đề, lĩnh vực, trực tiếp giải quyết những vấn đề nóng từ thực tiễn phát sinh, nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và người dân như đầu tư, xây dựng, tài nguyên, môi trường, lao động việc làm, chính sách về thuế... đã có những chuyển biến tích cực, tác động đến sự thay đổi về tư duy, nhận thức của chính quyền từ quản lý sang đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp bước đầu tạo được hiệu quả và sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp vào chính quyền các cấp. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường phối hợp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; xây dựng chính quyền thân thiện, năng động, kiến tạo cơ hội cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Lê Chung (TH)
(HBĐT) - “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân; khai thác tiềm năng, thế mạnh, tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 giữ vững là đơn vị đạt chuẩn và nâng cao chất lượng các tiêu chí về xây dựng NTM - là những mục tiêu chung mà Đại hội Đảng bộ xã Yên Lạc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra”, đồng chí Bùi Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc (Yên Thủy) cho biết.
(HBĐT) - Từ việc tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong xã hội, cấp uỷ, chính quyền các cấp huyện Lạc Sơn đã tích cực động viên nhân nhân tham gia phát triển KT-XH góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020.
(HBĐT) - Chiếc xe tải vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn giao thông như hạ thùng xe, chở kéo theo vật nặng, cồng kềnh lưu thông trên đường Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình) gây nguy hiểm cho người và phương tiện. ảnh: MH
(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò quan trọng kiểm tra, giám sát (KTGS) đối với công tác xây dựng Đảng, bước vào năm 2016, chương trình KTGS của cấp ủy và UBKT các cấp thuộc Đảng bộ huyện Lạc Thủy được thực hiện toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nội dung với phương châm “Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giám sát phải mở rộng”, coi trọng chất lượng, hiệu quả. Chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm vi phạm ngay từ khi mới manh nha, kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, kiên quyết xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng.
(HBĐT) - Trải qua chặng đường lịch sử 130 năm (1886 - 2016) xây dựng và phát triển với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng tinh thần, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất luôn được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy gìn giữ và phát huy. Những đổi thay mạnh mẽ, toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội là minh chứng rõ nét và sinh động nhất cho truyền thống, bản lĩnh của vùng đất Lạc Thủy anh hùng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy luôn chủ động nắm bắt thời cơ, vận hội mới, tập trung mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng huyện phát triển nhanh và bền vững.
(HBĐT) - Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Lương Sơn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh. Dưới triều Nguyễn, vùng đất Lương Sơn được gọi là huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây gồm 7 tổng, 49 xã, thôn. Tháng 11/1880, triều Nguyễn quyết định sáp nhập huyện Mỹ Lương và huyện Chương Đức thành đạo Mỹ Đức thuộc Hà Nội. Ngày 22/6/1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ, tên gọi Lương Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886.