(HBĐT) - Với 400 m2 đất trồng bí xanh, năm 2017, gia đình chị Bùi Thị Hiếu ở xóm Sáng Ngoài, xã Đú Sáng (Kim Bôi) có thêm nguồn thu hơn 10 triệu đồng. Năm 2018 giá thấp hơn nhưng vẫn duy trì nguồn thu đạt từ 7 - 8 triệu đồng. Cũng như gia đình chị Hiếu, năm nay, gia đình chị Bùi Thị Quyện ở xóm Sáng Trong có thêm nguồn thu hơn 10 triệu đồng từ 500 m2 bí xanh.


Với việc chuyển đổi 400 m2 đất lúa bấp bênh sang trồng bí xanh, mỗi năm, gia đình chị Bùi Thị Hiếu ở xóm Sáng Ngoài, xã Đú Sáng (Kim Bôi) có thêm nguồn thu từ 7 - 10 triệu đồng.

Theo đồng chí Bạch Đức Cần, Phó Chủ tịch UBND xã Đú Sáng: những năm qua, Đú Sáng đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Huyện uỷ Kim Bôi và xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết chuyên đề của Đảng uỷ xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống nhân dân, đưa thu nhập bình quân từ 10 triệu đồng/người (năm 2015) tăng lên 14,5 triệu đồng/người năm 2018.

Để có được kết quả này, theo đồng chí Bạch Đức Cần là do Đú Sáng đã phát huy tốt vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ xã đến cơ sở trong việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xoá đói, giảm nghèo. Ví như ở xóm Bưa Sào có điều kiện khó khăn. Cả xóm có 67 hộ dân nhưng chỉ có khoảng 9 ha đất canh tác. Tuy nhiên, 15 đảng viên của chi bộ đã phát huy tốt vai trò nêu gương trong việc đi đầu, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách hiệu quả. Điển hình như đảng viên Bùi Văn Nhi, Bùi Văn Duy đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo hướng gia trại. Từ thành công của mô hình đã có 15 hộ dân trong xóm mạnh dạn làm theo. Quá trình thực hiện, các đảng viên đã trở thành những "giáo viên” cầm tay chỉ việc, luôn theo sát hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bênh trên vật nuôi... cho các hộ dân.

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Bưa Sào cũng là xóm có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Xuất phát từ thực tế nhiều diện tích cấy lúa bấp bênh về nguồn nước, đảng viên Bùi Văn Thuấn, Bùi Văn Du đã đi học tập kinh nghiệm ở một số địa phương trong và ngoài tỉnh, mạnh dạn mở hướng chuyển đổi diện tích cấy lúa bấp bênh của gia đình sang trồng các loại cây lấy hạt có giá trị cao như mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột. Thấy rõ hiệu quả kinh tế từ cách làm mới đem lại, hàng chục hộ trong xóm đã mạnh dạn áp dụng, làm theo, đưa Bưa Sào trở thành xóm điển hình của xã, huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây lấy hạt có giá trị vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ sự thành công của mô hình này đã có nhiều đoàn của các xã lân cận trên đến thăm quan, học hỏi.

Giống như Bưa Sào, Bãi Tam trước đây cũng là xóm có điều kiện đặc biệt khó khăn của xã Đú Sáng. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây màu có giá trị kinh tế cao đã đưa Bãi Tam trở thành điểm sáng của xã, huyện về phát triển kinh tế hộ. Đồng chí Bùi Ngọc Hân, Bí thư chi bộ xóm cho biết: Xóm có 125 hộ, những năm qua, nhờ sự thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên đời sống người dân có sự đổi thay đáng kể. Có được kết quả đó là do đội ngũ cán bộ, đảng viên của chi bộ đã phát huy tốt vai trò nêu gương, đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó tạo động lực cũng như định hướng người dân trong xóm làm theo. Đến nay, 100% hộ dân trong xóm đã chuyển đổi diện tích đất lúa không hiệu quả sang trồng màu. Đồng thời với đó, ở những diện tích đất cấy lúa 2 vụ đã được tận dụng để sản xuất vụ 3 với các loại rau, đậu, bí xanh, bí đỏ thương phẩm theo hướng sản xuất sạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chính từ việc phát huy tốt vai trò nêu gương của hơn 330 đảng viên ở 17 xóm đã tạo ra bước chuyển đáng kể trong phát triển KT-XH ở Đú Sáng thời gian qua. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo trong xã đã từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững với nguồn thu từ mô hình chăn nuôi, trồng màu đạt từ 100 - 150 triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình anh Bùi Văn Thực ở xóm Bãi Tam vươn lên thoát nghèo từ việc đầu tư trồng các loại cây rau, đậu, bí xanh, mướp đắng, bí đỏ lấy hạt với nguồn thu đạt 120 triệu đồng/năm; gia đình anh Bùi Văn Tùng ở xóm Bưa Sào thoát nghèo bền vững với nguồn thu từ 100 - 120 triệu đồng/năm từ các loại cây lấy hạt như mướp đắng, bí đỏ và rau màu như dưa chuột Nhật, bí xanh, rau, đậu các loại...

Mạnh Hùng


Các tin khác


Xã Mỹ Hòa (Tân Lạc): Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - Ngay sau khi Đảng uỷ xã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/ĐU về "tăng cường cây vụ đông trên địa bàn xã”, đảng viên Bùi Văn Hung ở xóm Chùa Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đã trở thành người đầu tiên đăng ký tham gia các lớp tập huấn để triển khai mô hình trồng ngô và các loại rau màu trên diện tích đất lúa sản xuất vụ đông. Ngoài trở thành người đầu tiên đăng ký, đảng viên Bùi Văn Hung còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong xóm tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cây vụ đông do xã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổ chức...

Xã Đú Sáng ấm no nhờ Dân vận

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào thi đua "Dân vận khéo” được Đảng bộ, chính quyền xã Đú Sáng (Kim Bôi) triển khai rộng khắp, nội dung phong phú, đa dạng, đạt hiệu quả tích cực, góp phần từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.

Đảng bộ xã Kim Bôi: Nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

(HBĐT) - Là địa bàn còn nhiều khó khăn, những năm qua, Đảng bộ xã Kim Bôi (Kim Bôi) luôn tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đánh dấu cho quyết tâm triển khai mạnh mẽ nhiệm vụ nói trên, năm 2012, Đảng bộ xã đã thông qua Nghị quyết chuyên đề về cải tạo vườn tạp, đồi tạp, trong đó, phát động nhân dân trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện của địa phương như: nhãn, cam, quýt, táo đại…

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

(HBĐT) - Theo đánh giá của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, trong những năm qua, tình hình nhân dân, dân tộc, tôn giáo trong tỉnh có nhiều thuận lợi, tuy nhiên cũng còn một số vấn đề cần các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo như: Các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng; hoạt động của một số nhà máy, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp,... gây ô nhiễm môi trường. Một số cá nhân, tổ chức nước ngoài lợi dụng danh nghĩa du lịch, từ thiện, hoạt động dự án thâm nhập vùng sâu, vùng xa tiến hành các hoạt động lôi kéo, tuyên truyền đạo trái phép. Tình hình tội phạm và các vấn đề liên quan đến an ninh vùng dân tộc, tôn giáo còn tiềm ẩn nhiều phức tạp...

Huyện Kỳ Sơn - hiệu quả từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

(HBĐT) - "Sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc được phát huy, nhân dân đồng thuận, đồng lòng, chung sức xây dựng cuộc sống mới; QP-AN luôn ổn định và giữ vững; kinh tế phát triển nhanh và bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo; mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng được củng cố”, đó là đánh giá của Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Nguyễn Hữu Thiệp về những đóng góp quan trọng của phong trào thi đua "Dân vận khéo” trên địa bàn huyện những năm qua.

Tuổi trẻ xã Bắc Sơn học tập và làm theo lời Bác

(HBĐT) - Đồng chí Phạm Văn Đạt, Bí thư Đoàn xã Bắc Sơn (Kim Bôi) cho biết: Đoàn xã có 9 chi đoàn, gồm 7 chi đoàn khu dân cư và 2 chi đoàn nhà trường với 386 ĐV-TN, trong đó có 79 đồng chí thường xuyên tham gia sinh hoạt Đoàn. Đoàn xã đã tổ chức nhiều phong trào, việc làm thiết thực, thu hút đông đảo ĐV-TN tham gia như: Tháng Thanh niên, Chiến dịch hè tình nguyện, Chiến dịch tình nguyện mùa đông, Hành quân xanh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục