Để đạt được kết quả tốt đẹp đó, những năm qua, BCĐ huyện và các xã, thị trấn đã tập trung chỉ đạo việc tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi mục đích, yêu cầu, nội dung và phát động sâu rộng phong trào thi đua "Dân vận khéo” đến CB, ĐV, CC, VC, người lao động, chiến sỹ LLVT và nhân dân trong huyện. Công tác dân vận tiếp tục được đổi mới theo hướng gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và cụ thể hóa bằng việc xây dựng kế hoạch, tiêu chí đánh giá điển hình "Dân vận khéo” lồng ghép với phong trào thi đua yêu nước và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Từ phong trào thi đua "Dân vận khéo”, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị đã tập trung hướng về cơ sở, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, giữ gìn TTATXH, xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Gắn phong trào thi đua "Dân vận khéo” với các phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; "Thanh niên xung kích, tình nguyện phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc”. Tiếp tục nhân rộng mô hình "Đồng thuận giữ chính quyền và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất”; vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… Đến nay toàn huyện đã có 54 mô hình điển hình "Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, AN-QP và xây dựng hệ thống chính trị.
Ban Dân vận Huyện uỷ Kỳ Sơn phối hợp với Ban CHQS huyện bàn giải pháp xây dựng và nhân rộng mô hình "Làng bản văn hóa - quốc phòng và an ninh” trên địa bàn.
Trong 16 mô hình lĩnh vực phát triển kinh tế, điển hình là các mô hình: trồng nấm ở xã Mông Hóa; nuôi cá lồng và trồng cây ăn quả ở xã Hợp Thành; nuôi bò thả đồi và trồng rau hữu cơ ở thị trấn Kỳ Sơn; tổ hợp tác chăn nuôi bò ở xã Phúc Tiến… Các mô hình đều đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi nhận thức, cách làm của người dân, giúp nhân dân áp dụng KH-KT vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để làm giàu chính đáng, được cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, hướng dẫn, từng bước nhân rộng.
Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, nhiều mô hình "Dân vận khéo” mới được triển khai đã thu hút nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi tham gia, có tính xã hội hóa cao, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng. Tiêu biểu như các mô hình "Mái ấm nông dân”, "Mái ấm tình thương”, "Mái ấm công đoàn”, "Nhà nghĩa tình đồng đội” của các tổ chức đoàn thể. Đoàn Thanh niên với mô hình "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”. Hội phụ nữ với mô hình "Đoạn đường cây xanh - hoa nở”...
Trong lĩnh vực AN-QP, các mô hình tiêu biểu như "Giữ vững làng văn hóa quốc phòng” ở xóm Can, xã Độc Lập; xóm Ngọc Xạ, xã Hợp Thành; "Làng bản văn hóa - quốc phòng và an ninh” ở xóm Mè, xã Yên Quang; "Chống cháy rừng và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn” ở xã Phú Minh; "Tổ tự quản” ở xã Hợp Thịnh, "Khu tự quản”, ở thị trấn Kỳ Sơn… đã góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, gắn phát triển KT-XH với đảm bảo QP-AN, mọi mâu thuẫn, vướng mắc trong nhân dân đều được phát hiện, xử lý, giải quyết ngay tại cơ sở.
Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Kỳ Sơn tiếp tục quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động dân vận, tập trung hướng về cơ sở với nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiêu biểu như các mô hình "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” ở xã Mông Hóa; "Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí xây dựng NTM” ở xã Hợp Thành. Đặc biệt, từ mô hình điểm "Đồng thuận giữa chính quyền và người dân trong quản lý và sử dụng đất” tại xã Hợp Thành năm 2016 đã nhân rộng ra các xã, thị trấn trong toàn huyện, góp phần quan trọng trong giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh thu hút đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng MTN.
Phong trào thi đua "Dân vận khéo” được đẩy mạnh, các mô hình từng bước được nhân rộng đã góp phần để huyện Kỳ Sơn trở thành vùng động lực của tỉnh với trên 100 dự án được cấp phép, triển khai đầu tư và đi vào hoạt động. Toàn huyện có 4/9 xã về đích trong chương trình xây dựng NTM. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 47,5 triệu đồng/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,24%.
Đức Phượng