(HBĐT) - Hợp tác xã nuôi ong Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được thành lập và đi vào hoạt động nhằm huy động nguồn lực từ các hộ nuôi ong trên địa bàn xã để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong.


 

Gia đình ông Nguyễn Lương Thủy, xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) nuôi trên 200 đàn ong, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

 

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Nguyễn Lương Thủy, Giám đốc HTX nuôi ong Văn Tiến. Thời gian đầu, ông Thủy chỉ nuôi 1 - 2 đàn với mục đích để gia đình dùng là chính. Vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm, đến nay, gia đình ông đã có trên 200 đàn ong, mỗi năm cho thu hơn 1 tấn mật và xẻ đàn bán cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Ông Thủy chia sẻ: Nghề nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, có sự hiểu biết sâu về các loài hoa, mùa ong đi lấy mật. Loại cây để ong lấy mật tốt nhất là nhãn, vải, keo, bạch đàn… Mùa rộ mật bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7, đặc biệt là từ tháng 5, các hộ quay mật 2 - 3 lần/tháng. Đối với mùa lạnh, khan phấn hoa cần phải xử lý làm sao để ong không bay mất mới có thể đạt được thành công trong nghề.

Những năm gần đây, nuôi ong dần trở thành một nghề ở xã Dân Hạ. Với lợi thế diện tích lâm nghiệp toàn xã gần 200 ha, thuận lợi cho nghề nuôi ong phát triển, trên địa bàn xã xuất hiện những nông dân nuôi ong làm giàu, trong đó, hộ nuôi nhiều nhất là hộ ông Trần Văn Thiện khoảng 800 đàn.

Ông Thủy cho biết: Tôi nhận thấy người nuôi ong trong vùng đang thiếu 3 thứ cơ bản: Vốn đầu tư, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của ong. Ong đầy đàn cần được phân tổ, còn người nuôi ong cần hợp tác, liên kết lại với nhau để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đủ mạnh, không chỉ bao tiêu trong nước mà có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

Để tìm câu trả lời "cần và đủ” cho người nuôi ong, ông đã gặp những người nuôi ong có kinh nghiệm trong vùng để bàn bạc, tìm hướng ra cho nghề nuôi ong. Ý tưởng thành lập HTX nuôi ong nhận được sự đồng tình, ủng hộ, ông tiếp tục đến một số hộ nuôi ong trong vùng vận động bà con tham gia HTX nuôi ong. Trên cơ sở đó, tháng 7/2018, HTX nuôi ong Văn Tiến được thành lập với 11 thành viên. Toàn HTX có tổng số hơn 1.000 đàn ong mật.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Sáu, Chủ tịch UBND xã Dân Hạ cho biết: Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Dân Hạ. Trước đây, những người nuôi ong trong xã chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ong ngoài lợi ích về kinh tế, tạo việc làm lúc nông nhàn nên nhiều hộ tích cực học hỏi và triển khai mô hình. Toàn xã có 1.680 đàn ong lấy mật, ước thu khoảng 15 tấn mật/năm, đem lại thu nhập hơn 2 tỷ đồng.Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu các hộ tự tìm đầu ra, chưa có đơn vị bao tiêu sản phẩm. Để nuôi ong lấy mật trở thành hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế, thúc đẩy các hộ nuôi ong mạnh dạn đầu tư, nhân rộng mô hình, xã mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm, giúp đỡ để có thể phát triển mô hình một cách bền vững. Đặc biệt, xã mong muốn sớm được triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm để đầu tư xây dựng thương hiệu mật ong Dân Hạ.

 

Đinh Thắng

Các tin khác


Cuộc sống mới ở khu tái định cư Suối Kẻ

(HBĐT) - Sau hơn 6 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của gần 40 hộ dân khu tái định cư Suối Kẻ - Đội Kẻ, xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) dần ổn định. Đến thăm Đội Kẻ vào ngày đầu xuân mới, xóm tái định cư yên bình hiện lên với cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, hệ thống điện, khu nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng khang trang, sạch đẹp...

Hương xuân Mường Vang

(HBĐT) - Đón Tết cổ truyền năm nay, người dân xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) có niềm vui, khởi hơn vì xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp Bùi Văn Chủng cho biết: Trong 8 năm (2011-2018) thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn xã Yên Nghiệp có nhiều đổi thay. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, ngành nghề phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, nông - lâm nghiệp chiếm 65%, TTCN, dịch vụ chiếm 35%. Giá trị tăng trưởng sản xuất đạt 16%/năm; sản lượng cây lương thực có hạt trên 1.600 tấn. Xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, xã phát triển mô hình liên kết sản xuất với Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình trong đầu tư trồng, chăm sóc, tiêu thụ mía nguyên liệu cho các hộ dân trong xã. Do đó, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 32 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 10%, giảm 3 lần so với năm 2011. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ hộ gia đình đạt văn hóa trên 86%, làng văn hóa đạt gần 80%; 100% người dân tham gia BHYT; 98% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh... Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.

Tỉnh ủy-HĐND-UBMTTQ Việt Nam chúc mừng năm mới xuân Kỷ Hợi 2019

(HBĐT) - Nhân dịp Xuân Kỷ Hợi 2019, Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình thân ái gửi tới toàn thể nhân dân, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, anh chị em thương, bệnh binh, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, các tổ chức quốc tế, các chức sắc tôn giáo trong tỉnh; nhân dân, cán bộ, chiến sĩ quê hương Hòa Bình đang sinh sống, học tập, làm việc ngoài tỉnh và ở ngoài nước, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất!

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ trên con đường đổi mới

(HBĐT) - Ngày 19/10/1958, Bác Hồ về thăm Hòa Bình, đây là vinh dự lớn đối với nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong buổi nói chuyện với trên 300 cán bộ, bộ đội và nhân dân tại Trường hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh ở bến Ngọc (Kỳ Sơn), Bác đã ân cần căn dặn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Hòa Bình: "Đoàn kết hơn nữa giữa các dân tộc, giữ quân và dân, giữa lương và giáo. Cố gắng thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, nên tổ chức hơn nữa tổ đổi công và hợp tác xã, vì như thế tăng gia sản xuất mới có nhiều kết quả. Phải cảnh giác vì ta xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH, bọn Mỹ - Diệm sẽ tìm cách phá hoại”.

Đảng viên xã Phú Thành tiên phong, gương mẫu ở cơ sở

(HBĐT) - Năm 2018, xã Phú Thành (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM) sớm hơn so với mục tiêu đề ra 2 năm. Đồng chí Quách Tuấn Ngọc, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã khẳng định: Có được kết quả đó phải kể đến đóng góp không nhỏ của cán bộ, đảng viên toàn Đảng bộ, đặc biệt là phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong mọi lĩnh vực.

Đảng bộ thị trấn Hàng Trạm: Khẳng định vai trò lãnh đạo trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng số 517 đảng viên, sinh hoạt tại 15 chi bộ, năm 2018, các tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng bộ thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) tiếp tục phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu và khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, giữ gìn TTATXH trên địa bàn. Qua bình xét, phân loại, có 93,64% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó 17,56% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ. Trong 15 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 3 chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có chi bộ không hoàn thành nhiệm vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục