(HBĐT) - Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: "Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã chỉ đạt 16 triệu đồng/năm, trong khi đó thu nhập bình quân của huyện đạt 25,6 triệu đồng/năm. Nguyên nhân khiến kinh tế chậm phát triển do địa bàn cách trở, nằm xa khu vực trung tâm huyện nên việc giao thương, vận chuyển hàng hóa còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đợt mưa lũ diễn ra vào tháng 10/2017 gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Trong đó có 2 người chết, 40 căn nhà bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở đất, đá, 16 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm buộc phải di dời. Nhiều tuyến đường liên thôn, xóm hư hỏng; thiệt hại gần 15 ha hoa màu, hơn 22.300 m2 ao cá”.
Gia đình ông Hà Văn Póm ở xóm Thượng, xã Trung Thành (Đà Bắc) giảm nghèo, nâng cao thu nhập nhờ phát triển trồng chè Shan tuyết.
Xác định được những khó khăn,
thách thức, cấp ủy, chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tập
trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Các ban, ngành, đoàn thể
chủ động phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT cho người dân. Theo thống
kê năm 2018, toàn xã duy trì diện tích 2 vụ lúa đạt 97,9 ha, 160 ha ngô, 80 ha sắn theo đúng kế hoạch
đề ra. Mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi với 16.000 con gia súc, gia cầm; 2,2 ha thủy sản. Bên cạnh
đó, mô hình chè Shan tuyết được địa phương đánh giá là giống cây trồng mũi
nhọn, giúp người dân giảm nghèo bền vững. Hiện nay, chè Shan tuyết được trồng
nhiều tại các xóm: Búa, Thượng, Bay với diện tích 70 ha, trong đó có 40 ha đang cho thu hoạch.
Chúng tôi tới thăm gia đình ông
Hà Văn Póm ở xóm Thượng, hộ có trên 15 năm kinh nghiệm trồng chè Shan tuyết.
Hiện nay, ông Póm và các thành viên trong gia đình tất bật với công việc chăm
sóc cây để chuẩn bị bước vào chu kỳ thu hoạch. Đưa chúng tôi dạo quanh đồi chè,
ông Póm cho biết: "So với trồng ngô, chè Shan tuyết cho lợi nhuận cao hơn mà
không tốn công chăm bón. Hiện nay, đồi chè của gia đình tôi mở rộng lên 1 ha. Trung bình mỗi ngày 3
thành viên trong gia đình có thể thu hái khoảng 1 tạ chè tươi. Giá thành ổn
định 6.000 đồng/kg, mỗi tháng có thể thu về 17 triệu đồng. Chu
kỳ thu hoạch kéo dài từ tháng 3- 11”.
Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp
người dân phát triển kinh tế, xã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện triển khai
hiệu quả các chương trình vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ 14,4 tỷ đồng. Hàng năm,
các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn
nuôi, thu hút 500 lượt người tham gia. Năm 2018, Dự án giảm nghèo đã hỗ trợ 420
triệu đồng tạo điều kiện cho 32 hộ nghèo tham gia các nhóm sinh kế.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho
biết thêm, trong thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân
tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển hiệu quả mô hình chè Shan tuyết. Liên
kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
Mong muốn các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật để
nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiếp tục duy trì và phát triển hiệu quả các mô
hình trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc
sống và giảm nghèo bền vững.
Đức Anh
(HBĐT) -Xóm Tân Thành - làng quê trù phú bậc nhất của xã Yên Trị (Yên Thủy) với xanh ngắt bờ bãi ngô, khoai, đồng lúa chín vàng cò bay thẳng cánh. Qua giới thiệu của trưởng xóm Quách Trọng Tùng, bà con nơi đây tiên phong trong dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, đời sống kinh tế của đa phần các hộ dân sung túc.
(HBĐT) - Sau hơn 6 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của gần 40 hộ dân khu tái định cư Suối Kẻ - Đội Kẻ, xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) dần ổn định. Đến thăm Đội Kẻ vào ngày đầu xuân mới, xóm tái định cư yên bình hiện lên với cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, hệ thống điện, khu nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng khang trang, sạch đẹp...
(HBĐT) - Đón Tết cổ truyền năm nay, người dân xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) có niềm vui, khởi hơn vì xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp Bùi Văn Chủng cho biết: Trong 8 năm (2011-2018) thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn xã Yên Nghiệp có nhiều đổi thay. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, ngành nghề phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, nông - lâm nghiệp chiếm 65%, TTCN, dịch vụ chiếm 35%. Giá trị tăng trưởng sản xuất đạt 16%/năm; sản lượng cây lương thực có hạt trên 1.600 tấn. Xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, xã phát triển mô hình liên kết sản xuất với Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình trong đầu tư trồng, chăm sóc, tiêu thụ mía nguyên liệu cho các hộ dân trong xã. Do đó, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 32 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 10%, giảm 3 lần so với năm 2011. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ hộ gia đình đạt văn hóa trên 86%, làng văn hóa đạt gần 80%; 100% người dân tham gia BHYT; 98% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh... Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.
(HBĐT) - Nhân dịp Xuân Kỷ Hợi 2019, Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình thân ái gửi tới toàn thể nhân dân, cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, anh chị em thương, bệnh binh, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, các tổ chức quốc tế, các chức sắc tôn giáo trong tỉnh; nhân dân, cán bộ, chiến sĩ quê hương Hòa Bình đang sinh sống, học tập, làm việc ngoài tỉnh và ở ngoài nước, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất!
(HBĐT) - Ngày 19/10/1958, Bác Hồ về thăm Hòa Bình, đây là vinh dự lớn đối với nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong buổi nói chuyện với trên 300 cán bộ, bộ đội và nhân dân tại Trường hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh ở bến Ngọc (Kỳ Sơn), Bác đã ân cần căn dặn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Hòa Bình: "Đoàn kết hơn nữa giữa các dân tộc, giữ quân và dân, giữa lương và giáo. Cố gắng thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, nên tổ chức hơn nữa tổ đổi công và hợp tác xã, vì như thế tăng gia sản xuất mới có nhiều kết quả. Phải cảnh giác vì ta xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH, bọn Mỹ - Diệm sẽ tìm cách phá hoại”.
(HBĐT) - Năm 2018, xã Phú Thành (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM) sớm hơn so với mục tiêu đề ra 2 năm. Đồng chí Quách Tuấn Ngọc, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã khẳng định: Có được kết quả đó phải kể đến đóng góp không nhỏ của cán bộ, đảng viên toàn Đảng bộ, đặc biệt là phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong mọi lĩnh vực.