(HBĐT) - Cây đinh lăng là một loại thảo dược quý có tại Việt Nam, loại cây này thường được sử dụng kết hợp với rượu tạo thành một loại rượu ngâm mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Sản phẩm rượu ngâm đinh lăng của hộ Đào Thị Hồng An, Dương Thị Hương ở khu 3, thị trấn Kỳ Sơn với số lượng 30 chai/ngày được lựa chọn là sản phẩm OCOP năm 2019 của huyện Kỳ Sơn.


Thông thường, người ta sử dụng rễ cây đinh lăng để làm các vị thuốc. Theo Đông y, rễ đinh lăng tính mát, vị ngọt, hơi đắng. Còn với Tây y rễ cây đinh lăng thường có chứa nhiều Saponin có tác dụng như nhân sâm, chứa sinh tố B1, ngoài ra còn có thêm khoảng 13 loại axit amin cần thiết khác cho cơ thể, đặc biệt là về trí não.

Gia đình chị Đào Thị Hồng An và Dương Thị Hương với lợi thế nhà mặt đường quốc lộ 6 trước đây chủ yếu bán củ đinh lăng cho khách hàng vãng lai. Chị Đào Thị Hồng An cho biết: Gia đình tôi thu mua củ đinh lăng ở khắp mọi nơi, với củ nhỏ làm thành cao đinh lăng, củ to thuê người làm điêu khắc rồi ngâm rượu trong bình thủy tinh, chất liệu thủy tinh trong suốt giúp nhìn thấy vật ngâm bên trong. Gia đình đặt mua rượu ở 2 hộ nấu rượu có uy tín lâu năm ở địa phương với nồng độ từ 35 - 400C. Một bình rượu ngâm đinh lăng thông thường từ 6 - 12 tháng là sử dụng được, giá thành từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.


Sản phẩm đinh lăng điêu khắc ngâm rượu của gia đình chị Đào Thị Hồng An, khu 3, thị trấn Kỳ Sơn được lựa chọn là sản phẩm OCOP năm 2019 của huyện Kỳ Sơn.

Được khách hàng gần xa biết đến, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thị trường rượu ngâm đinh lăng ngày càng mở rộng. Trước đây, rượu ngâm đinh lăng của các hộ ở đây làm đến đâu được tiêu thụ ngay đến đó, không chỉ trên địa bàn huyện, trong tỉnh mà đang dần được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước, là món quà quý của những người con xa quê hương.

Qua tìm hiểu, được biết, những năm trước, chị An phải tự đi mua trong dân, tự đào củ. Nhưng vài năm trở lại đây, chị An tạo được nhiều đầu mối thu mua ở các nơi như Phú Thọ, Bắc Giang, Gia Lai, khi người dân đào được đinh lăng gửi hình ảnh qua mạng xã hội cho chị lựa chọn. Với củ to từ 3 - 5 năm tuổi trở lên có giá từ 500 ngàn đồng/kg trở lên, những củ nhỏ và ít tuổi giá thành rẻ hơn. Chị An chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn đinh lăng: Với cây đinh lăng trồng ở loại đất pha cát thì 5 năm trở lên là có củ, còn trồng ở đất đồi thì củ bé và hàm lượng saponin thấp. Củ đinh lăng sau khi mang về rửa sạch để ráo nước, phơi khô trong bóng râm. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng ngâm rượu phải dùng những cây đã có từ 3 - 5 tuổi trở lên. Đinh lăng dùng ngâm rượu uống mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đồng thời còn giúp điều trị một số bệnh lý cho cơ thể.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay của các hộ sản xuất rượu ngâm đinh lăng là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao kỹ thuật, trình độ quản lý để đưa thương hiệu rượu ngâm đinh lăng lan tỏa rộng hơn. Mặc dù có thế mạnh về chất lượng sản phẩm và giá thành, nhưng hạn chế là chưa tạo được thương hiệu trên thị trường. Để tạo đầu ra ổn định đòi hỏi phải chú trọng xây dựng thương hiệu. Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu, các hộ mong muốn được hỗ trợ về vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu cũng như xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm rượu ngâm đinh lăng Kỳ Sơn, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.


Hải Linh


Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục