(HBĐT) - Sáng 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 chủ trì phiên họp lần thứ 13 của BCĐ với 63 tỉnh, thành phố về công tác PCD Covid-19. Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ Chính phủ đến điểm cầu các bộ, ngành, địa phương.
Các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng BCĐ PCD Covid-19 tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ PCD Covid-19 tỉnh và các đại biểu tham dự phiên họp tại điểm cầu của tỉnh.
Tại điểm cầu UBND tỉnh, tham dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng BCĐ PCD Covid-19 tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban TT BCĐ PCD Covid-19 tỉnh; các thành viên BCĐ PCD Covid-19 tỉnh; lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
Tính đến ngày 4/3, Việt Nam đã ghi nhận trên 4.059.262 ca mắc Covid-19; 40.609 ca tử vong; tỷ lệ người đã khỏi bệnh chiếm khoảng 63,8% tổng số ca mắc. Bộ Y tế nhận định, dịch Covid-19 cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước, tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong tháng qua, số ca mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố với khoảng 50.000 - 75.000 ca/ngày, ngày cao nhất là hơn 125.000 ca. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 197,9%. Đáng chú ý, số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc xin, nhất là nhóm dưới 12 tuổi. Đặc biệt, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, thay thế dần biến thể Delta.
Trao đổi tại cuộc họp, các đại biểu tập trung làm rõ một số vấn đề mới phát sinh, cần quan tâm để có giải pháp PCD phù hợp; đồng thời, đề xuất bổ sung các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác PCD. Điển hình như: Tăng năng lực điều trị tại cơ sở. Tháo gỡ thủ tục, hướng dẫn đối với cách ly F1. Tăng cường phân luồng các tầng điều trị. Chú trọng bảo vệ người có nguy cơ cao. Đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19. Hướng dẫn người dân mua, sử dụng thuốc Monulpiravir an toàn. Đề xuất nghiên cứu, đánh giá để hạn chế ảnh hưởng của biến thể Omicron đến hoạt động phục hồi KT-XH…
Ghi nhận những đề xuất tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Cả hệ thống chính trị luôn quyết tâm thực hiện hiệu quả công tác PCD, từng bước bình thường hóa với dịch Covid-19. Đến nay, tình hình dịch cơ bản đang trong tầm kiểm soát nên việc phục hồi, phát triển KT-XH đạt kết quả tích cực về mọi mặt. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không hoang mang; cần tiếp tục nắm chắc và bám sát tình hình thực tiễn để có giải pháp PCD phù hợp.
Nhấn mạnh các giải pháp trọng tâm cần triển khai thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "đa mục tiêu”: Tiếp tục ngăn chặn lây lan, tập trung kiểm soát hiệu quả rủi ro, hạn chế số ca chuyển nặng, giảm ca tử vong, không để quá tải hệ thống y tế; thúc đẩy phục hồi nhanh, phát triển bền vững, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế; giải quyết, chăm lo các vấn đề an sinh xã hội; bảo đảm giữ vững QP-AN… Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, Thủ tướng đề nghị tiếp tục thực hiện hiệu quả công thức "5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân” và các biện pháp linh hoạt khác; tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, phấn đấu từng bước bình thường hóa với dịch Covid-19.
Thu Trang
(HBĐT) - Thời gian qua, số F0 trên địa bàn tỉnh tăng cao, trên 2.000 ca/ngày. Trong đó, không ít F0 là cán bộ, công chức các cơ quan từ cấp xã đến tỉnh. Cán bộ F0 không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và phải cách ly, nghỉ làm, chăm sóc phục hồi để vượt qua giai đoạn khó khăn. Song, việc đóng cửa, ngừng trệ công việc, nhất là tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả ảnh hưởng lớn đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) của người dân.
(HBĐT) - Sáng 2/3, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ quy hoạch (QH) và tham vấn về định hướng QH tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.
(HBĐT) - Để góp phần vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid-19, đưa nền kinh tế sớm phục hồi và phát triển, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn, ngày 30/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện chương trình phục hồi và phát triển KT-XH với một số chính sách trọng tâm.
(HBĐT) - Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống. Từ khi xảy ra dịch bệnh, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm, việc mua hàng qua mạng trở thành nhu cầu cấp thiết. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), doanh nghiệp (DN) đã "biến nguy thành cơ", chủ động khai thác thương mại điện tử (TMĐT), ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng website giới thiệu, quảng bá, chăm sóc khách hàng… Từ đó ổn định SXKD, phát triển thị trường, đảm bảo đời sống cho người lao động.
Từ ngày 1/3, Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 9 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, bao gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự, chính thức có hiệu lực thi hành.
(HBĐT) - Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 11/2021 đến nay, các khu công nghiệp (KCN) đã có 1.885 ca F0, khỏi bệnh 1.100 ca, chiếm khoảng 70%, chủ yếu tại KCN Lương Sơn. Có 2 DN là Công ty Doosung Tech (1.802 lao động) phải tạm ngừng làm việc 3 ngày; Công ty Boshine (280 lao động) ngừng sản xuất 1 tuần. Tuy nhiên đến nay, các DN KCN đều khắc phục khó khăn, sản xuất - kinh doanh (SX-KD) ổn định. Để tiếp tục duy trì hoạt động trong điều kiện dịch bệnh, các DN mong muốn được hỗ trợ tiếp cận thiết bị y tế liên quan đến test Covid-19 và tiêm vắc xin; khẩn trương có cơ chế hỗ trợ chế độ đối với người lao động (NLĐ) bị nhiễm bệnh và công tác tuyển dụng lao động.