Tại phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 diễn ra sáng 28/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã giải đáp nhiều nội dung đại biểu Quốc hội đề cập trong phiên thảo luận ngày 27/10 về các chính sách và kết quả thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.



Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Kéo dài thời gian thực hiện chính sách ở địa bàn không còn là đặc biệt khó khăn

Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, theo Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025), tổng số xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2015 giảm 406 xã so với giai đoạn 2016 - 2020, còn 1.551 xã. Theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025), tổng số thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025, giảm 6.954 thôn so với giai đoạn 2016-2020, còn 13.222 thôn. Sau khi có hai Quyết định trên, các xã và thôn không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn sẽ không tiếp tục được hưởng các chính sách đã được ban hành ở giai đoạn trước đây.

Về cơ bản, các chính sách đã ban hành giai đoạn trước đã được tích hợp vào trong các chương trình mục tiêu. Tuy nhiên, qua quá trình rà soát, còn 12 chính sách do các bộ, ngành quản lý có áp dụng cho các đối tượng nằm tại địa bàn xã đặc biệt khó khăn hiện nay không tiếp tục được hưởng ở tại 406 xã và hơn 6.000 thôn.

Cụ thể, đối với chính sách y tế, 2,6 triệu người thôi hưởng các chính sách bảo hiểm y tế. Đối với chính sách về cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP (về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) của 406 xã và 2.354 thôn không tiếp tục được hưởng chính sách. Đối với chính sách về giáo dục, có 700 nghìn học sinh thôi hưởng các chính sách này. Đối với chính sách về tín dụng, 1.832 xã không còn nằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và 406 xã và 6.954 thôn không còn là xã, thôn đặc biệt khó khăn, không được thụ hưởng chính sách. Đối với chính sách về quản lý, bảo vệ rừng, 175 ngàn hộ tương ứng 600.000 ha rừng không tiếp tục được hưởng chính sách.

Sau khi rà soát, đối chiếu với quy định, trước tình hình năm 2021 dịch COVID-19 còn ảnh hưởng nặng nề, các xã đã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn vẫn còn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn và qua ý kiến đề nghị của các địa phương, Ủy ban Dân tộc thống nhất phối hợp với các bộ, ban, ngành và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách nêu trên. Bộ trưởng cho hay, Ủy ban Dân tộc đã có tờ trình trình Chính phủ và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã có văn bản giao cho các bộ, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chính sách nêu trên theo hướng mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian thực hiện chính sách đối với đối tượng ở các địa bàn không còn là đặc biệt khó khăn theo thời gian phù hợp với từng chính sách. Hiện nay các bộ, ngành đang thực hiện rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Tăng cường giám sát Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đề cập đến tiến độ giải ngân đầu tư công chương trình mục tiêu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho hay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng các hệ thống văn bản với một khối lượng hơn 100 văn bản.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội, tiến độ giải ngân còn chậm. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Về nguyên nhân khách quan, do chương trình mục tiêu là chương trình mới và địa bàn rộng, đối tượng nhiều, dự án nhỏ lẻ, manh mún. Quy trình, thủ tục theo các quy định của pháp luật cũng rất phức tạp. Quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương với địa phương, phải xây dựng kế hoạch phân bổ vốn trình Chính phủ, sau đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có cơ sở để phân bổ, cần phải mất thời gian rất dài.

Thêm vào đó, chương trình có nhiều dự án, nhiều ngành quản lý, địa bàn rộng, đối tượng rộng và đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ cấp trung ương đến địa phương cũng còn hạn chế, lần đầu tiên được tham gia thực hiện một chương trình lớn, kinh nghiệm chưa có nhiều. Hệ thống văn bản pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước giai đoạn trước cũng còn một số nội dung chưa được điều chỉnh hoàn thiện.

Về nguyên nhân chủ quan, việc ban hành văn bản của các bộ, ngành, địa phương mặc dù đã có sự chỉ đạo phối hợp, tuy nhiên, có những nội dung chưa được kịp thời. Công tác chỉ đạo ở  địa phương khi được phân bổ vốn chưa thực sự quyết liệt. Công tác phối hợp để phát hiện và rà soát, sửa đổi, bổ sung những bất cập có lúc chưa kịp, nên quá trình  sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra.

Để thực hiện tốt chương trình, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho hay, Ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Chính phủ tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn theo yêu cầu. Kịp thời cập nhật những khó khăn để đề xuất xử lý. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo của các ban, bộ, ngành Trung ương; tăng cường phát huy vai trò người đứng đầu các cấp ở địa phương trong quá trình tổ chức triển khai.

"Hiện nay, Trung ương và địa phương đã giao vốn xong. Quá trình tổ chức thực hiện rất quan trọng, mà chủ yếu là thực hiện ở địa phương, Trung ương chỉ có vai trò giám sát, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn”, ông Hầu A Lềnh nói.

Ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu Chính phủ tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân, kết hợp phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động phù hợp để khơi dậy, tạo sự đồng thuận, ý thức tự lực, tự cường của nhân dân và sự chung tay của toàn xã hội.

Hiện nay, còn 6 vấn đề Ủy Dân tộc đang tổng hợp để trình Chính phủ, chủ yếu tập trung vào các quy định về tiêu chí, định mức về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt tập trung, đầu tư cứng hóa đường đến trung tâm xã, đường liên xã, đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa chợ. Các nội dung này đã được Ủy ban thống nhất với các bộ, ban, ngành và chiều nay, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ sẽ họp để giải quyết dứt điểm.

Đối với một số nội dung kiến nghị của các địa phương, trong đó có nội dung kiến nghị về kéo dài thời gian thực hiện nguồn vốn năm 2021-2022 sang năm 2023, Bộ trưởng thông tin, Ủy ban Dân tộc đang tổng hợp để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Ông chia sẻ, Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số là chương trình lớn, khó, địa bàn rộng, cần sự quan tâm chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận chung tay của toàn xã hội. "Tôi xin trân trọng đề nghị Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục quan tâm chia sẻ và tăng cường giám sát đối với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để chương trình triển khai có hiệu quả hơn trong thời gian tới”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói.



                                                   TheoBaotintuc

Các tin khác


Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển KT-XH

(HBĐT) - Ngày 26/10, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng về phát triển KT-XH của tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các Ban Xây dựng Đảng T.Ư...

Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

( HBĐT) - Ngày 25/10, Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do đồng chí Nguyễn Phương Nga, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm trưởng đoàn về việc triển khai thực hiện các Chỉ thị của Ban Bí thư về hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hoà Bình; tình hình hợp tác với các tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.

Ngày 25/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các dự án luật

Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, ngày 25/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các dự án luật.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long: Các cấp Công đoàn chăm lo thiết thực tới đời sống, môi trường làm việc của người lao động

(HBĐT) - Ngày 24/10, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về tình hình hoạt động 9 tháng và nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

Quy định rõ cơ chế tự chủ tài chính của bệnh viện công lập

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 24/10, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Say Chhum dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Thượng viện Vương quốc Campuchia đến Thủ đô Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến ngày 26/10.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục