Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.

 
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh DUY LINH)

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan liên quan rà soát kỹ từng đầu việc, bảo đảm triển khai ngay các nội dung đưa vào Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2025, trước hết là chuẩn bị kịp nội dung cho phiên họp tháng 1/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong thời gian còn lại của tháng 12/2024 và ba tháng đầu năm 2025, cần tập trung cao độ để xử lý khối lượng công việc lớn, đòi hỏi cao về tiến độ, nhất là thực hiện sắp xếp, tinh gọn, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV; thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình hoạt động đối ngoại năm 2025 và cho ý kiến về chương trình hoạt động đối ngoại hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, của Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Trong năm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nỗ lực thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đề ra, bảo đảm điều kiện, chất lượng các báo cáo, dự án trình Quốc hội.

Bên cạnh các phiên họp thường kỳ, chuyên đề theo kế hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kịp thời tiến hành nhiều phiên họp đột xuất để khẩn trương xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, tạo tiền đề chuẩn bị về mọi mặt, đưa đất nước sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới.

Sáng qua, đóng góp ý một số ý kiến để chuẩn bị tổ chức thành công kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, các đại biểu đề nghị nghiên cứu tăng thời gian thảo luận tổ, giảm thời gian thảo luận tại hội trường, giảm thời gian đọc báo cáo, tờ trình, có thể bố trí làm việc ngày thứ bảy để giải quyết khối lượng công việc lớn…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành các nghị định, thông tư để triển khai 18 luật, 21 nghị quyết là vấn đề người dân, doanh nghiệp mong đợi; đồng thời đề nghị Chính phủ hạn chế việc bổ sung nội dung trong thời gian diễn ra kỳ họp. Một số nội dung có thể chủ động chuẩn bị sớm hơn để hoàn thiện hồ sơ tài liệu gửi các đại biểu Quốc hội trước.

Trình bày báo cáo về chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết: Dự kiến Quốc hội làm việc 26 ngày, theo 2 đợt họp (với khoảng cách 9 ngày giữa 2 đợt họp) để có thời gian cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết với chất lượng tốt nhất.

Buổi sáng cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết thông qua việc bổ sung các dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Chiều qua, sau khi cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao Chính phủ rà soát, hoàn thiện để ban hành Nghị định theo thẩm quyền, thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương của Đảng, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Với 100% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Chi phí tố tụng. Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Phiên họp thứ 40 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Sắp xếp bộ máy cần đảm bảo quyền lợi người lao động

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 40, sáng 10/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 11/2024 (trong đó có công tác dân nguyện tháng 10/2024).

Họp Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của tỉnh

Chiều 9/12, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức họp Ban Chỉ đạo của tỉnh về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; cho ý kiến định hướng, phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo của tỉnh.

Tạo xung lực mới cho đà phát triển quan hệ giữa Việt Nam với Singapore và Nhật Bản

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tới Singapore và Nhật Bản (từ ngày 1 - 7/12) đã thành công tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân, tạo ra xung lực mới cho đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.

Bế mạc Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII: Thảo luận tại Hội trường và thông qua 43 nghị quyết quan trọng phát triển KT-XH

Chiều 6/12, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ hai mươi ba (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh tiến hành thảo luận tại Hội trường, biểu quyết thông qua các nghị quyết và bế mạc. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND, UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố. Các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa Kỳ họp.

Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024: Chất vấn các vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm và tiến hành công tác nhân sự

Chiều 5/12, tại hội trường Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, tiếp tục chương trình ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ hai mươi ba (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. HĐND tỉnh tiến hành Phiên chất vấn tại hội trường. Dự phiên chất vấn có đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND, UB MTTQ tỉnh; các đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh; lãnh đạo một số các sở, ngành, huyện, thành phố... Các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ toạ Phiên chất vấn. 

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

Chiều 4/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục