Với việc đầu tư phát triển đàn dê lên đến hàng chục con, bình quân mỗi năm, gia đình ông Bùi Văn Lực, xóm Yên Mu, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có nguồn thu từ 80 - 100 triệu đồng.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thanh Dung, Bí thư Đảng uỷ xã Lạc Lương (Yên Thủy) chia sẻ: Do là địa bàn vùng núi, đất khô hạn, việc chủ động nguồn nước tưới tiêu còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế nên những năm trước đây, sản xuất nông nghiệp ở Lạc Lương còn bấp bênh. Tuy nhiên, Đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đưa giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường vào sản xuất.
Thực hiện chủ trương đó, Lạc Lương đã chủ động chuyển đổi diện tích cấy lúa bấp bênh sang trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao như: bí xanh, dưa hấu, mía đường, mía tím... Đến nay, 100% diện tích cấy lúa bấp bênh của xã đã được chuyển sang trồng các loại cây có giá trị hàng hóa, mang lại thu nhập trên một đơn vị diện tích gấp từ 3 - 5 lần so với lúa. Thấy rõ hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phong trào này ở Lạc Lương đang phát triển mạnh. Cùng với đó, những năm qua, Lạc Lương đã tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện xã. Thực tế xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi gia trại đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi ong mật, nuôi trâu, bò, dê. Tính đến nay, tổng đàn trâu, bò của xã có 328 con, đàn dê phát triển gần 2 nghìn con. Trong đó nhiều hộ có đàn trâu, bò, dê lên đến hàng chục con..., bình quân mỗi năm cho thu từ 50 - 100 triệu đồng như gia đình ông Bùi Văn Lực ở xóm Yên Mu.
Không chỉ ở Lạc Lương mà chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở huyện Yên Thuỷ đang trở thành một phong trào phát triển mạnh mẽ. Ví như ở xã Yên Lạc, trong những năm qua đã khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa với các loại rau, màu có giá trị thương phẩm cao. Về chăn nuôi, Yên Lạc tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn... Ngoài ra còn có các mô hình trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao của người các dân xã: Phú Lai, Lạc Lương; mô hình trồng bí xanh của người dân các xã Hữu Lợi, Lạc Lương, Bảo Hiệu...
Để có được những kết quả trên, theo đồng chí Bùi Thị Thu, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Yên Thuỷ là do Yên Thuỷ đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng phát huy tốt vai trò của người đứng đầu cấp uỷ, lãnh đạo chủ chốt của các xã. Theo đó, các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy luôn phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, đổi mới trong tư duy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương. Từ đó đã xác định được những thuận lợi, khó khăn tập trung lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước nhằm đẩy mạnh việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế và có sức lan toả mạnh mẽ trong đời sống xã hội.
Từ các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương, mô hình điển hình như phong trào xây dựng Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện phát động; mô hình “Phụ nữ giúp nhau xoá đói, giảm nghèo” ở xã Phú Lai; “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm” giúp các hội viên khó khăn về nguồn vốn phát triển sản xuất của chi hội phụ nữ xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương; mô hình “Hòm tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo” của xóm Hồng, xã Bảo Hiệu... Về cá nhân có nhiều tấm gương hưởng ứng việc “làm theo” bằng những việc làm, hành động thiết thực như gia đình chị Bùi Thị Thiện ở xóm Lương Cao, xã Lạc Lương tự nguyện hiến hơn 300 m2 đất để xây chi trường mầm non của xã; gia đình chị Bùi Thị Nhen, xóm Yên Mu, xã Lạc Lương hiến hơn 300 m2 đất để làm nghĩa trang của xóm; gia đình chị Phùng Thị Nguyên với cơ sở may trang phục váy Mường, giải quyết việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định cho 15 lao động; gia đình chị Bùi Thị Huệ ở xóm Đình, gia đình chị Bùi Thị ưng, xóm Rò, gia đình ông Bùi Văn Tịch, xóm Trung Hoa II, xã Phú Lai; gia đình ông Quách Văn Hoàn, xóm Liên Tiến, xã Ngọc Lương; gia đình anh Quách Văn An, xóm Sổ, xã Hữu Lợi với mô hình chăn nuôi cho thu nhập từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Có thể nói, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chính là nền tảng để huyện Yên Thuỷ thay đổi tư duy, nếp nghĩ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Từ đó tạo sức bật để vươn lên trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, từng bước thoát nghèo.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Với 7 chi bộ trực thuộc, 136 đảng viên, Đảng bộ xã Trung Bì (Kim Bôi) đã chú trọng công tác xây dựng Đảng ở các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Song song với đó, Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ và nhân dân phát triển KT-XH đạt được những thành quả đáng kể.
(HBĐT) - Đảng bộ xã Lạc Long (Lạc Thủy) hiện có 147 đảng viên, sinh hoạt tại 8 chi bộ. Trong những năm qua, nhằm phát triển KT – XH, nâng cao đời sống nhân dân, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Lạc Long đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng.
(HBĐT) - Cùng với các cấp, các ngành, UBMTTQ các cấp đã và đang tích cực triển khai, thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho sự kiện chính trị quan trọng: Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nghiêm Phú Doãn, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh về vai trò, trách nhiệm của UBMTTQ các cấp trong công tác bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp; làm rõ hơn những việc mà MTTQ đã, đang và sẽ làm để góp phần làm cho cuộc bầu cử (ngày 22/5) thành công tốt đẹp.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng bộ thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã khẳng định được vị trí, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Đảng bộ thị trấn hiện có 395 đảng viên sinh hoạt tại 17 chi bộ, trong đó có 10 chi bộ KDC và 7 chi bộ cơ quan.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Dũng Phong (Cao Phong) cho biết: Thực hiện NQT.ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, cán bộ, đảng viên (CBĐV) trong toàn Đảng bộ đã đẩy mạnh phê bình và tự phê bình một cách nghiêm túc. Qua đó đã thẳng thắn chỉ ra những điểm còn hạn chế như: công tác giáo dục chính trị tư tưởng có lúc, có nơi chưa nghiêm túc; chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa cao; phân loại, đánh giá TCCS Đảng, đảng viên còn nể nang, chưa thực chất... Vì vậy, trong 3 năm qua, Đảng bộ xã đã tập trung sửa chữa, khắc phục những hạn chế, yếu kém được chỉ ra, tạo chuyển biến tích cực trong toàn Đảng bộ, đặc biệt đã góp phần nâng cao chất lượng TCCS Đảng, đảng viên.
(HBĐT) - Là huyện rộng với 29 xã, thị trấn, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, dân số đông nhất tỉnh. Từ việc vận dụng đúng đắn và sáng tạo, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Đảng, huyện Lạc Sơn đã “gặt hái” được những kết quả đáng ghi nhận. Thu nhập bình quân đạt 21,5 triệu đồng/ người/năm. Hộ nghèo giảm còn 18,35%. Huyện đang tập trung thực hiện kế hoạch, chương trình hành động đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống.