(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện rộng, dân cư đông, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, nhiều mô hình sản xuất mới cho hiệu quả kinh tế cao được triển khai, nhiều công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.



Nhà văn hóa trung tâm xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hội họp của nhân dân.

Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM, tiêu chí bình quân toàn huyện mới đạt 5,1 tiêu chí/xã, các tiêu chí chưa đạt là những tiêu chí khó đòi hỏi đầu tư nguồn lực lớn như: giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế... Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, lạc hậu, giá trị hàng hóa chưa cao, chưa hình thành được vùng sản xuất. Toàn huyện có 19/28 xã đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân thấp, đạt 10,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 57%.

Sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Lạc Sơn từng bước đổi thay, hạ tầng KT-XH được đầu tư, an sinh xã hội bảo đảm, an ninh nông thôn được giữ vững. Đến nay, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 36 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,93%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 96,12%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 95%... Toàn huyện có 9 xã đạt 19 tiêu chí NTM, trong đó có 8 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đang chờ bỏ phiếu; 11 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 8 xã đạt 8 - 9 tiêu chí. Bình quân mỗi xã đạt 13,6 tiêu chí/xã. Để phong trào xây dựng NTM đi vào nền nếp, huyện Lạc Sơn đã triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”; "Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp"; "Xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu". Theo đó, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung triển khai bằng những việc làm cụ thể.

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, các tầng lớp nhân dân trong huyện ngày càng hiểu rõ hơn về xây dựng NTM và tích cực tham gia. Tổng vốn huy động lồng ghép đạt 168.205 triệu đồng. Trong đó, vốn trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng NTM 23.885 triệu đồng; nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung tỉnh, huyện 51.611 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình khác 31.230 triệu đồng; vốn vay tín dụng 44.463 triệu đồng; nguồn vốn từ nhân dân đóng góp 17.016 triệu đồng. Nhờ vậy, hệ thống hạ tầng nông thôn được đầu tư cơ bản phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Cùng với đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn tập trung triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị với trọng tâm là phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế của địa phương. Huyện vận động các xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích đất lúa chuyển sang trồng các loại cây khác 373,48 ha. Diện tích cây có múi hiện có 551,2 ha. Huyện có nhiều nông sản đặc trưng như gà đồi, hạt dổi…

Tuy nhiên, tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM ở Lạc Sơn còn thấp, nguyên nhân do nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch đề ra lớn, nhưng vốn từ ngân sách phân bổ hạn chế và chưa kịp thời nên ảnh hưởng tiến độ triển khai thực hiện các tiêu chí. Chưa có nhiều mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân, chưa huy động được nhiều vốn doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn...

Đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Để khắc phục những hạn chế này, thời gian tới, huyện đẩy mạnh thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai chương trình; vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách, lồng ghép, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách; huy động nguồn lực từ doanh nghiệp để thực hiện tốt việc xây dựng NTM trên địa bàn. Tổ chức lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với mô hình chuỗi liên kết sản phẩm, liên kết với các hộ gia đình, trang trại, gia trại, HTX, doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho nông dân.


Đinh Thắng


Các tin khác


Trang bị kiến thức đảm bảo ATVSTP cho 80 cán bộ nòng cốt Hội nông dân

(HBĐT) - Chi cục ATVSTP, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân vừa phối hợp tổ chức lớp tập huấn về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Tham dự tập huấn có 80 người là cán bộ nòng cốt và hội viên Hội nông dân các huyện, thành phố, các xã, thị trấn trong tỉnh.

Khai mạc "Tuần lễ nông sản, thực phẩm tỉnh Hòa Bình năm 2019" tại hệ thống Saigon Co.op Hà Nội

(HBĐT) - Sáng ngày 7/12, tại thủ đô Hà Nội, UBND tỉnh phối hợp với Liên hiệp HTX thương mại TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op) tổ chức Tuần lễ "Nông sản, thực phẩm tỉnh Hòa Bình" tại đồng thời tại 5 Siêu thị Co.opmart của 3 quận trên địa bàn Hà Nội, từ 07-13/12/2019. Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; Lãnh đạo các Bộ, Ngành Trung ương và Hà Nội. Tỉnh ta có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các tỉnh thành.

Nhãn hiệu tập thể mở ra cơ hội cho cam, bưởi Mường Động

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động thích hợp cho việc phát triển cây có múi tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất cây có múi của huyện đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, an toàn đồng thời đã khẳng định được giá trị kinh tế cao, vượt trội so với các cây trồng khác trên địa bàn huyện. Sản phẩm cam Mường Động và bưởi Mường Động được chứng nhận nhãn hiệu tập thể là động lực rất lớn thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy KT-XH của huyện.  

Giữ gìn thương hiệu cam, bưởi

(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong và Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được quản lý chặt từ giống, quy trình kỹ thuật, chất lượng VietGAP, ATVSTP cho việc sản xuất, bảo vệ thương hiệu và giữ vững lòng tin của người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến vai trò của các HTX tham gia tích cực trong công tác sản xuất và kinh doanh sản phẩm; quản lý lô gô, tem, nhãn và chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá về thương hiệu cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc đến mọi vùng miền trong cả nước.

Phát triển thương hiệu gà đồi theo chuỗi liên kết

(HBĐT) - Sản phẩm gà Lạc Thuỷ và gà Lạc Sơn được công nhận nhãn hiệu chứng nhận là cơ hội để huyện Lạc Thủy và Lạc Sơn giới thiệu sản phẩm gà sạch đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Các HTX trên địa bàn huyện đang tích cực phát triển thương hiệu gà theo chuỗi liên kết, gia tăng giá trị cho người chăn nuôi.

Nuôi cá lồng hồ Hòa Bình - hướng phát triển bền vững

(HBĐT) - Nhân rộng mô hình nuôi cá lồng khu vực lòng hồ Hòa Bình được tỉnh xác định là hướng đi hiệu quả trong khai thác tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng hồ theo hướng bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục