Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Ngày hội trao cờ cho các đơn vị tham gia.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch vùng Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013, tối 17/11, tại Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình đã diễn ra khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng. Tới dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Ngày hội; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và Sở VH-TT&DL 6 tỉnh vùng Tây Bắc.
Tham dự Liên hoan có trên 200 diên viên, nghệ nhân của 6 đoàn nghệ thuật quần chúng chúng 6 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và Hòa Bình. Với 30 - 45 phút, các đội sẽ tham gia từ 5- 6 tiết mục hát múa đặc sắc. Với chủ đề Các dân tộc Tây Bắc - Đoàn kết - Hội nhập - Hướng tới tương lai, mỗi đoàn đã mang đến đêm Liên hoan nhiều chương trình, tiết mục đặc sắc ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi công cuộc đổi mới đất nước, quê hương và con người Tây Bắc. Giới thiệu bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc trong khu vực Tây Bắc, thể hiện sự sáng tạo phong phú, đa dạng và độc đáo của văn hoá truyền thống mỗi dân tộc như: đoàn Hoà Bình với chương trình “Hoà Bình đêm hội”; đoàn Sơn La với chương trình “Hương sắc Sơn La”; đoàn Điện Biên với chương trình “Về miền hoa Ban”… đã góp phần tô thêm màu sắc và hòa chung không khí tưng bừng của Ngày hội.
Màn hoà tấu nhạc cụ dân tộc “Cội nguồn” của đoàn Hoà Bình.
Liên hoan là một trong những hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, bảo tồn, khai thác vốn di sản văn hóa, văn nghệ dân gian, truyền thống các cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung theo tinh thần của Ngày hội. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên các tỉnh vùng Tây Bắc có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng; góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Qua việc tổ chức Liên hoan nhằm quảng bá những nét văn hóa độc đáo riêng, những tiềm năng du lịch của các tỉnh và khẳng định truyền thống lịch sử, văn hoá, đồng thời là cơ hội thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết gắn bó giữa các tỉnh trong khu vực Tây Bắc.
Đỗ Hà
(HBĐT) _ Chiều 17/11, Ban tổ chức Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc làn thứ XII tại tỉnh Hòa Bình, năm 2013 tổ chức lễ khai mạc Trình diễn trang phục dân tộc Tây Bắc.
(HBĐT) - Ngày 17/11, huyện Cao Phong tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng. Tới dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu – Phó chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo Sở, ban, ngành, huyện Cao Phong và đông đảo nhân dân địa phương.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang có sự đổi thay mạnh mẽ sau 7 năm được Chính phủ ban hành Nghị định công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Một hình ảnh mới, diện mạo mới đang hiện diện ở thành phố trẻ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết chung lòng khắc phục gian khó, thay đổi nhận thức, tư duy và hành động cùng vun đắp cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết trên chặng đường xây dựng thành phố hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành trung tâm đô thị, cửa ngõ vùng Tây Bắc.
Đồng chí Trần Đăng Ninh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội
(HBĐT) - Tây Bắc gồm 6 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và Hoà Bình. Diện tích trên 5,56 triệu ha với trên 9,8 triệu dân. Đây là địa bàn cư trú bản địa lâu đời trong sự đoàn kết của hơn 30 dân tộc thiểu số. Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, AN-QP của đất nước. Trong lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc vùng Tây Bắc luôn gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc.
(HBĐT) - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km; diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, dân số trên 51 vạn người. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới với 2 nước (Lào và Trung Quốc). Đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (360 km), với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (38,5 km).
(HBĐT) - Nói đến Sơn La là nói đến một vùng văn hoá đa dạng, phong phú, giàu hương sắc và đậm đà bản sắc dân tộc bởi mảnh đất này là nơi hội tụ sinh sống từ lâu đời của 12 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một kho tàng di sản văn hoá mang sắc thái riêng và hết sức quý giá, hiện nay vẫn được giữ gìn, phát huy.