Những món ăn truyền thống của người Mường tham gia thi ẩm thực trong hội làng ngày xuân.

Những món ăn truyền thống của người Mường tham gia thi ẩm thực trong hội làng ngày xuân.

(HBĐT) - Cô bạn tôi là người Hà Nội gốc, dịp Tết năm ngoái cô cùng theo một người bạn du xuân lên Hoà Bình được vào chơi nhà một người quen trong bản, bữa đó, được thưởng thức các món ăn truyền thống của người bản xứ đã tạo cho cô một ấn tượng khó quên về những hương vị độc đáo của ẩm thực đất Mường. Những ngày cận Tết năm nay, chưa đợi đến chúng tôi mời gọi cô đã “a lô” hẹn hò: Tết này tớ lên, lại đưa tớ đi thưởng thức đặc sản dân tộc nhé!

 

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, nhóm chúng tôi tổ chức chuyến xuất hành đầu năm để khám phá những nét đẹp tiềm ẩn của vùng đất bốn Mường Bi, Vang, Thàng, Động. Cùng với văn hoá trang phục, văn hoá cồng chiêng, nhà ở - kiến trúc, văn học - nghệ thuật..., văn hoá ẩm thực đã góp một phần rất lớn làm nên sự hấp dẫn đặc biệt cho văn hoá Mường. Đối với người Mường, ẩm thực không đơn thuần là đồ ăn thức uống mà chứa đựng trong đó là cả một nền văn hóa lâu đời. Không quá cầu kỳ trong cách chế biến nhưng mỗi món ăn, lại là một đặc sản, một sự hòa hợp tuyệt vời giữa các loại thực phẩm tự nhiên và cách chế biến hợp khẩu vị. Những mâm cơm của bữa ăn ngày thường hay mâm cỗ ngày lễ, Tết đều được chế biến, bầy biện sao cho khéo đúng với cổ truyền. Điều dễ nhận thấy nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Mường đó là những món ăn được tạo nên từ những thực phẩm đơn giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông, suối như các món rau đồ, cá suối, thịt lợn. Ngày nay những món ăn đặc trưng này vẫn được cộng đồng người Mường chế biến trong bữa cơm hàng ngày hay trong mâm cỗ ngày lễ, Tết. Từ những sản vật của núi rừng, ngọn rau, con cá, hay hạt lúa trồng trên nương, người Mường đã chế biến thành những món ăn cực kỳ hấp dẫn mang hương vị đặc trưng.

 

Vừa nhanh tay đổ “cuốp” xôi đồ ra nia trong làn hơi nghi ngút, ông Bùi Văn Hùng, xã Địch Giáo (Tân Lạc) vừa cho biết: Cơm nếp đồ là một trong những món ăn truyền thống của người Mường. Không dùng chõ như người dưới xuôi, người Mường đồ cơm nếp bằng “cuốp” - một loại cây thân mềm, khi đồ cơm không bị nứt. Chiều cao của “cuốp” khoảng 40 - 50cm, đường kính khoảng 25 - 30cm, chứa được chừng vài ba cân gạo một mẻ. Khi đồ cơm nếp bằng “cuốp” vẫn giữ được hương thơm và giá trị dinh dưỡng của gạo. Khi cơm chín được đổ vào thúng, nia hay mủng rồi quạt cho nguội, làm như vậy cơm vừa dẻo, vừa khô, không bị nát, ăn rất ngon. Đặc biệt người Mường còn có món cơm nếp đồ ngũ sắc rất ngon và hấp dẫn. Gạo được trộn với nước màu rồi cho lên đồ. Nước màu được tạo từ các loại lá rừng, lá cây trong vườn nhà để tạo màu vàng cho xôi dùng củ nghệ, màu tím được chiết xuất từ lá cơm đen, màu đỏ từ gấc, màu xanh từ lá cây riềng. Khi đồ cho lần lượt các màu theo từng lớp, xôi chín lấy ra cho vào đĩa cũng theo từng lớp màu hoặc chia đĩa làm 5 góc, mỗi góc một màu tạo thành đĩa xôi ngũ sắc trông rất đẹp mắt. 

 

Bên cạnh cơm nếp đồ, những món ăn cổ truyền trong ngày lễ, tết của người Mường cũng rất đa dạng. Nhiều món ăn được người Mường ưa thích và trở thành món chính trong các bữa ăn như: Cơm nếp đồ, cá ốc đồ, rau trộn đồ, măng đắng đồ, thịt gà, lợn luộc, thịt trâu nấu lá lồm, canh cây chuối rừng, chả lá bưởi, thịt lợn ướp thính, măng chua... Người Mường thường bày cỗ trên lá chuối với cách trình bày món ăn hết sức độc đáo. Sau khi mời khách ngồi quây quần bên mâm cỗ lá chuối ông Bùi Văn Hùng lý giải: Bày cỗ trên lá chuối thịt có mùi thơm, dễ xếp mâm cỗ hơn. Để trên lá chuối ai thích ăn món nào cũng dễ. Trong mâm cỗ lá chuối các loại thức ăn được bày theo hình tròn. Thịt luộc được chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ. Khi thưởng thức món ăn sẽ cảm nhận được độ ngọt của thịt lợn, giòn của bì và mỡ, mùi thơm của lá chuối, hương thơm của hạt dổi và vị đậm đà của muối rang.Thịt nướng thường được tẩm riềng, sả, mẻ, bột nghệ nên có vị ngậy và thơm. Xung quanh vòng tròn lá chuối thường có hai bát canh xương nấu với bí xanh hoặc thân cây chuối và hai gói xôi đặt đối xứng nhau tạo thành bốn góc của hình vuông. Cách trình bày món ăn vừa đơn giản, hợp khẩu vị mà vẫn thể hiện được tín ngưỡng dân gian trời tròn, đất vuông. Tuy vậy, ở mỗi vùng có thể có cách bài trí riêng chứ không nhất thiết phải sắp xếp theo một khuôn mẫu chung.

 

Đối với mỗi người con xứ Mường dù đi đâu xa, dù cuộc sống hôm nay đã đủ đầy cũng không thể quên những món ăn dân dã truyền thống bởi đó chính là hương vị quê nhà, là bản sắc văn hoá dân tộc không dễ phai mờ. Cũng từ giá trị của văn hoá ẩm thực, ngày nay, nhiều bản làng của người Mường trở thành những điểm du lịch hấp dẫn với nhiều món ăn, nhiều sản phẩm đặc trưng được quảng bá như  khu vực suối khoáng Kim Bôi, bản Giang Mỗ (Cao Phong), Mường Bi (Tân Lạc), Mường Vang (Lạc Sơn)...

 

 

                                                                                   Hà Thu

 

Các tin khác

Các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, huyện Lạc Thủy và giáo hội Phật giáo cùng đông đảo tăng ni Phật tử dâng hương tại Chùa Tiên.
Chị Nguyễn Phương Nhi - một công dân của Việt Nam đang sinh sống ở Hồng Kông chuẩn bị mâm ngũ quả cho ngày  Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Bánh được làm từ thứ gạo nếp nương thơm, dẻo mà người Mông trồng ở mảnh đất tốt nhất.
Nụ cười đen nhánh của cụ bà người Dao xã Toàn Sơn.

Tết Mường xưa -một ký ức còn hiện hữu

(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Có một điều đặc biệt, trong Tết, mọi người dân được nói lên ý kiến của mình về việc Mường, kể cả những ý kiến chỉ trích nhà lang. Đặc biệt hơn, khi trong một xã hội cổ truyền có tính đẳng cấp nghiêm ngặt nhưng trong những ngày Tết, người dân có quyền ép rượu nhà lang và không bị coi là phạm thượng. Đó những điều mà không phải ai cũng biết. Điều đó chỉ còn tồn tại ở những miền ký ức không còn hiện hữu và chỉ được khơi gợi lại bên bếp lửa bập bùng...

Giai điệu Mường Vang

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, cùng với bao bận rộn chuẩn bị đón Tết, xóm trên, bản dưới ở xã vùng cao Tự Do, huyện Lạc Sơn lại rộn ràng với các tiết mục văn nghệ cho hội xuân hàng năm ở xóm Kháy...

Mải mê theo tiếng khèn gọi

(HBĐT) - Thú thực, tôi không rành lắm về âm nhạc. Với âm nhạc dân tộc thì lại càng không. Vậy mà lạ, tiếng khèn bè réo rắt của ông Khà Văn Ư, xóm Nà Phòn, xã Nà Phòn (Mai Châu) như một chất men say. Cứ dìu dặt, thiết tha đưa hồn người phiêu lãng với núi, với rừng trong màn sương chiều bảng lảng.

Thú chơi chim

(HBĐT) - “Chơi chim - thú chơi bậc quân vương giờ đã thành trào lưu, thu hút ngày càng đông đảo người dân trong tỉnh. Dân chơi chim, miệt mài theo đuổi dáng hình chim. Đâu có chim hay, chim tốt tìm đến bằng được, chí ít là để ngắm, để nhìn. Một ngày không thấy chim, nghe chim hót trống trải vô cùng. Chim ốm, người ốm, chim bỏ ăn, lông chim sơ xác mà đau lòng. Chọi chim thắng lòng lâng lâng sảng khoái cả tháng trời. Thua - chim mình kém chim bạn, nhìn chim tổn thương mà day dứt khôn nguôi, những mong ngày rèn luyện phục thù. Chơi chim tính cách phải có chút lãng tử, hào hoa, tinh tế, biết thẩm trà, thẩm rượu, biết chút thơ ca, đem tình yêu thương chăm chút cho chim. Người cục mịch, không vượng khí, bon chen, toan tính thiệt hơn, chắc hẳn chim chẳng ưa. Cố gắng, nuôi mãi, vực mãi chim chẳng lớn, hót chẳng thanh, lông chẳng bóng, không quyến rũ được chim cái và hiển nhiên đừng có mơ tới chim đẹp, chim hay. Chơi chim tốn tiền, tốn của, tốn thời gian không phải ai cũng theo được nên nhiều người thích, yêu, chỉ đến thấy chim thôi”.

Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015

(HBĐT) - Tối 18/2 (tức 30 Tết), tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH, TT&DL phối hợp với Công an tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Chương trình Nghệ thuật Sắc xuân 2015.

Du lịch cộng đồng - Khám phá bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách đến với tỉnh ta. Du lịch cộng đồng phát triển dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để khám phá cảnh sắc thiên nhiên, tìm hiểu và trải nghiệm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Nhiều du khách nói, đến Hoà Bình nên đến vào mùa xuân khi dọc các sườn núi hoa mận, hoa đào khoe sắc thắm. Đến các bản làng để khám phá nền văn hoá độc đáo giàu bản sắc của các dân tộc nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục