Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục thể chất (còn gọi là môn Thể dục) có sách giáo khoa dành cho học sinh khiến giáo viên và nhiều chuyên gia bất ngờ.


Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục thể chất trở thành môn học bắt buộc từ lớp 1
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục thể chất trở thành môn học bắt buộc từ lớp 1
Chưa từng có trong lịch sử

Thông tin đến báo Tiền Phong, một cựu Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, trong lịch sử giáo dục Việt Nam từ trước đến nay, môn Thể dục chưa từng có SGK dành cho học sinh. Từng quản lý ngành, trong một lần đổi mới chương trình SGK, vị cựu thứ trưởng này cho rằng với môn Giáo dục thể chất chỉ cần sách giáo viên là đủ. Vì đây là môn học đặc thù, chủ yếu là dạy học sinh vận động.

Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, tại Nhật Bản, có SGK môn học Giáo dục thể chất và sức khỏe vì ở Nhật Bản, môn học này không chỉ là thể dục mà còn là khoa học sức khỏe. Do đó, phải có phần lý thuyết, lý luận, có hình vẽ, có số liệu phân tích, chứ không phải chỉ có ra sân vận động.
Để chứng minh quan điểm của mình, ông Nguyễn Quốc Vương gửi đường link cuốn Giáo dục thể chất và sức khỏe đối với bậc THCS của học sinh Nhật Bản. Qua tìm hiểu cho thấy, cuốn sách này có nội dung và hình ảnh giới thiệu về các môn thể thao mà người Nhật tham gia thế vận hội Olympic, nội dung nói về lợi ích của việc tham gia thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh; nội dung giới thiệu các môn thể thao, các hoạt động thể dục mà người Nhật có thể tập hàng ngày.

Tuy nhiên, chiếu vào chương trình giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam, đối với lớp 1, học sinh học 70 tiết với 4 nội dung cần đạt: đội hình đội ngũ, vận động cơ bản, bài tập thể dục, thể thao tự chọn. 3/4 nội dung đều có 1 yêu cầu là quan sát tranh ảnh và làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

Khi nhận được thông tin học sinh lớp 1 năm học tới có SGK môn Thể dục, thầy N.H.H , giáo viên thể dục dạy tại một trường tiểu học của Hà Nội cho biết, từ ngày đi dạy đến nay đã 20 năm thầy không hình dung ra SGK môn thể dục thế nào. Môn này chủ yếu dạy động tác cho học sinh, với học sinh lớp 1, riêng việc đưa các em ra sân, ổn định được đội hình, đội ngũ cho quen giáo viên thể dục có khi cũng mất đến cả kỳ học chứ đừng nói gì đến việc bắt học sinh nhìn vào SGK. "Có hôm, đưa các em ra sân trường xếp hàng, ổn định được em cuối hàng, quay lại nhìn em đầu hàng đã thấy em ấy đi chỗ khác chơi rồi” - thầy N.H.H chia sẻ.

Theo thầy N.H.H, việc dạy học thể dục chỉ cần có tài liệu hướng dẫn giáo viên chứ không cần SGK. Điều làm cho học sinh Việt Nam chán và sợ học thể dục là do điều kiện dạy học. "Để dạy, học tốt môn thể dục không phải có sách hay không mà là phải có sân chơi bãi tập, dành thời gian, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn các bộ môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích và sức khỏe” - thầy N.H.H khẳng định.

Ðể bình đẳng với các môn khác

Trong khi đó, TS. Bùi Quang Hiển, đang công tác tại Canada cho biết, ông có ba con đang theo học ở Canada. TS. Hiển nhận thấy học sinh ở đây chơi thể thao rất nhiều, đều được hướng dẫn bởi các giáo viên. "Tôi nghĩ, có thể các giáo viên có giáo trình, có phương pháp đào tạo sao cho đúng chuẩn, nhưng học sinh thì không có SGK về môn học này” - TS. Bùi Quang Hiển thông tin.

Qua điện thoại, em Nguyễn Hào Hiệp, học sinh lớp 5 trường tiểu học Ironside, Brisbane, Queensland, Australia đã có cuộc chia sẻ với phóng viên về SGK của em ở trường. Hiệp học hết lớp 2 tại Việt Nam, sau đó theo bố mẹ sang Australia học. Trường của Hiệp học không có bất kỳ cuốn SGK nào.

Đầu năm học, nhà trường yêu cầu phụ huynh mua một cuốn sách Toán, nhưng đó không phải là SGK, giáo viên cũng không dựa hoàn toàn vào sách để giảng dạy. Theo Hiệp, môn Toán, học sinh cùng khối sẽ được chia thành nhóm theo học lực tương đương, không học theo lớp cố định.

Với môn thể dục, em học ở trường rất nhiều, nhưng không có bất kỳ cuốn SGK hay sách tham khảo nào. Tất cả theo giáo viên hướng dẫn. Chị Hoàng Thị Thu Thủy, mẹ của em Nguyễn Hào Hiệp cũng khẳng định, học sinh ở Australia hầu như không có SGK.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, thực hiện theo Thông tư 32, các môn học có chương trình thì phải có SGK. Vì vậy, chương trình mới sẽ buộc phải có SGK môn Thể dục theo đúng quy định và bình đẳng với các môn học khác. Còn việc học sinh phụ huynh có mua SGK môn này hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người học.

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, 3/4 bản thảo sách giáo khoa môn giáo dục thể chất qua 2 vòng thẩm định bị đánh giá là không đạt. Đây là môn học có số bản thảo sách giáo khoa bị loại nhiều nhất trong 9 môn học của lớp 1. Còn theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong thì bản thảo duy nhất đạt do chính chủ biên chương trình môn giáo dục thể chất  là tác giả.

                                                                                                        Theo báo Tiền Phong


Các tin khác


Học phí và mở ngành trong tự chủ đại học

Tự chủ được cho là bước đột phá để tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển mạnh mẽ giáo dục đại học (GDÐH). Thời gian qua, việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học (ÐH) công lập ở Việt Nam đã được triển khai thí điểm và có những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, để tự chủ hiệu quả, bên cạnh việc bảo đảm tốt các yếu tố thì vấn đề học phí và mở ngành cần phù hợp với người học và nhu cầu nhân lực.

Dự thảo không ghi xếp loại trên bằng đại học: Tốt nghiệp loại giỏi không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần

Không ghi xếp loại trên bằng tốt nghiệp là hoàn toàn hợp lý. Sinh viên có xếp loại cao không đồng nghĩa với việc họ có thể hoàn thành tốt công việc mà doanh nghiệp đang cần.

Xã Trung Hòa: Mong muốn đầu tư xây dựng Trung tâm Học tập cộng đồng

(HBĐT) - Là xã thuần nông thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên người dân xã Trung Hòa (Tân Lạc) vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Những năm qua, với những hoạt động thiết thực của Trung tâm Học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đã trang bị cho bà con nhiều kiến thức bổ ích trong trồng trọt và chăn nuôi.

Tiêu chí giáo dục - nền tảng vững chắc trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí then chốt trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, tỉnh đã tập trung đồng bộ nhiều giải pháp để có bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục.

Khơi dậy và lan tỏa văn hóa đọc ở xã khó khăn Lạc Sỹ

(HBĐT) - Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, sách, báo, tạp chí dần bị thay thế bởi những phiên bản tiện lợi hơn đó là đọc báo trên internet. Thế nhưng ở xã Lạc Sỹ - một trong những xã khó khăn bậc nhất của huyện Yên Thủy, người dân vẫn luôn duy trì thói quen đọc sách tại Trung tâm Học tập cộng đồng. Tuy đời sống còn ở mức thấp, giao thông đi lại khó khăn nhưng thể thao, văn nghệ và đọc sách đã trở thành những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân.

Viettel Hòa Bình trao học bổng “Vì em hiếu học” cho 30 học sinh huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Sáng 3/10, Viettel Hòa Bình phối hợp với Sở GD&ĐT, Hội khuyến học tỉnh, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Lễ trao học bổng "Vì em hiếu học” lần thứ 6, năm học 2019 – 2020 cho 30 học sinh nghèo hiếu học của 3 xã Đông Bắc, Hợp Kim, Kim Tiến (Kim Bôi). Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở: TT&TT, GD&ĐT, Hội Khuyến học tỉnh, UBND huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục