Phụ huynh chọn mua sản phẩm do các bé làm ra

Phụ huynh chọn mua sản phẩm do các bé làm ra

Xuân yêu thương và chia sẻ, những điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại là bài học và thông điệp đầy ý nghĩa mà các trường học trên địa bàn TPHCM muốn gửi đến các học sinh nhân dịp Tết Tân Mão.

 

Khi trẻ biết chia sẻ

Những ngày cuối năm, sân Trường Mầm non Họa Mi 2, quận 5 rộn ràng hơn với hội chợ Xuân nhân ái. Nhiều phụ huynh không khỏi ngỡ ngàng khi biết những sản phẩm được đem bày bán tại hội chợ này lại do chính con em mình và cô giáo cùng làm. Có mặt tại trường từ rất sớm, trước khi hội chợ khai mạc, vì “sợ” bức tranh của con gái mình vẽ bị ai đó mua mất, phụ huynh bé Yến Trân, lớp lá 2 tỏ ra rất sốt sắng: “Tối qua con gái cứ khoe suốt là mai ba phải mua được bức tranh của con vẽ. Tôi thấy lạ lắm. Hôm nay lên trường tôi mới hiểu vì sao con muốn tôi mua bức tranh đó. Bé muốn dùng tiền bán được bức tranh để quyên góp vào quỹ giúp đỡ trẻ em nghèo vui tết và muốn ba mua lại để giữ bức tranh đó làm kỷ niệm đánh dấu bé đã làm được một việc tốt nhất”.

Tay nắm thật chặt tay mẹ và lôi đến từng gian hàng trưng bày, bé Hiếu Hạnh, lớp lá 4 miệng bập bẹ khoe: “Chậu hoa giấy này cô giáo dạy con làm. Bên trong có ghi tên con nữa”. Trong vai người bán hàng, cô Nguyễn Thị Phương Nam, giáo viên chủ nhiệm lớp lá 4 cho biết: “Biết các sản phẩm làm ra có thể bán được và làm được điều ý nghĩa, các em hào hứng tham gia. Tuy còn vụng về nhưng các em rất nhiệt tình giúp đỡ giáo viên, thậm chí nhiều em muốn tự tay làm các món hàng trong hội chợ”.

Chị Trúc Hoa, phụ huynh một bé lớp chồi 2 chia sẻ: “Hôm vừa rồi dẫn con đi sắm đồ tết, tôi ngạc nhiên vô cùng khi con bảo mẹ đừng mua gì hết, vì quần áo con có nhiều rồi. Bé chỉ muốn mẹ mua những chậu hoa, cài tóc của mình và các bạn làm trong hội chợ ở trường để giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tôi thật sự xúc động, vì bé học được sự yêu thương và chia sẻ”.

Bà Tăng Lang, Hiệu trưởng trường cho biết: “Mục đích tổ chức hội chợ Xuân nhân ái bày bán các sản phẩm do chính cô và trò tự làm là để giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học, những người già neo đơn, bất hạnh tại phường 12, quận 5”.

Bài học từ những chuyến đi

Chuẩn bị nghỉ học vui tết, thầy trò Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, quận 1 đã tổ chức những chuyến đi đầy ý nghĩa tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu và Ký túc xá Trần Hưng Đạo.

Ánh mắt tròn xoe đầy ngạc nhiên và phấn khởi đi bộ từ trường đến ký túc xá Trần Hưng Đạo với các bạn, Nguyễn Ngọc Thơ, học sinh lớp 11 hỏi thầy hiệu trưởng: “Ký túc xá là gì vậy thầy? Tại sao mấy anh chị này lại ở trong đó mà không ở nhà như con?”. Khi nghe thầy giải đáp: “Ký túc xá là nơi để các anh chị sinh viên ở đi học, vì mấy anh chị ở rất xa, không giống như các con ở tại TPHCM, có nhà ở đây”, nhiều em ồ lên đầy thú vị. Rồi nghe thầy hiệu trưởng kể tết này, các anh chị không thể về nhà ăn tết, vì không có tiền mua vé tàu xe, nhiều em rơm rớm nước mắt. Khi đi thăm hỏi từng phòng các anh chị sinh viên đang ở, Trương Thu Hằng, học sinh lớp 45 chạy đến nắm tay và hỏi một chị sinh viên Trường ĐH Kinh tế: “Chắc chị buồn lắm? Cái giường bé thế sao chị ngủ được? Chị ở đây, ai nấu cơm cho chị ăn?”.

Đến thăm và tặng quà học sinh Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, nhiều học sinh Trường Tiểu học Lương Thế Vinh hiểu và thông cảm hơn những trường hợp không may, bất hạnh trong cuộc sống. Ngọc Linh, học sinh lớp 56 nói: “Em rất khâm phục tinh thần vượt khó học giỏi của mấy anh chị ở đây. Chuyến đi này giúp em thấy mình thật may mắn và biết được rằng trong cuộc sống vẫn còn nhiều hoàn cảnh không may, bất hạnh khác đang cần được sẻ chia, giúp đỡ”.

Ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh cho biết: “Chuyến đi này không chỉ đơn thuần là giúp đỡ các em sinh viên ăn tết xa nhà, hỗ trợ học sinh khó khăn ở Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu mà còn là dịp để học sinh Trường Lương Thế Vinh thấy, hiểu và chia sẻ”.

 

                                                                                      Theo SGGP

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các trường tiểu học ở Lương Sơn được đầu tư máy tính, tạo điều kiện cho các em học hỏi và tìm thông tin trên mạng.

Ðổi mới và phát triển toàn diện giáo dục phổ thông

Hiện nay, việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại nhằm phát triển toàn diện giáo dục bậc phổ thông luôn được xác định trong các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước cũng như của ngành giáo dục và đào tạo.

Trường học "xoay sở" với chương trình học sau rét đậm

Một tháng qua, thời tiết rét đậm đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh bậc mầm non, tiểu học. Nhiều trường đã phải tự “xoay sở” với chương trình học nhằm "đối phó" với giá rét.

Khi học sinh lướt web sớm

Theo chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT, học sinh tiểu học đã được tiếp xúc với máy tính qua môn Tin học. Và chỉ với 6 - 7 triệu đồng, nhiều gia đình đã thi nhau sắm máy tính và nối mạng cho con em.

Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, Trường Cao đẳng Nghề Hoà Bình: Triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.

(HBĐT) - Ngày 28/1, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh đã tổng kết công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011.

 

Tặng nhà tình thương cho học sinh mồ côi xã Cuối Hạ (Kim Bôi)

(HBĐT) - Phát huy tinh thần “tương thân - tương ái” và đạo lý cao đẹp “Thương người như thể thương thân”, vừa qua, tập thể cán bộ, giáo viên ngành giáo dục huyện Kim Bôi đã quyên góp được gần 18 triệu đồng để ủng hộ xây dựng nhà tình thương cho em Quách Công Niêm, mồ côi cả cha lẫn mẹ là học sinh trường THCS xã Cuối Hạ. Cùng với vận động cán bộ, giáo viên trong ngành, Phòng GD&ĐT đã vận động Công ty TNHH Bình Dương ủng hộ cho gia đình em Niêm được 8 triệu đồng.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011: Tăng chỉ tiêu nhóm ngành kinh tế

Trong 548.000 chỉ tiêu (CT) tuyển sinh tăng năm nay phần lớn vẫn ở khối ngành Kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục