Cô Trần Thị Hồng Vân hướng dẫn ôn tập môn Sinh cho học sinh trường Trung học thực hành.

Cô Trần Thị Hồng Vân hướng dẫn ôn tập môn Sinh cho học sinh trường Trung học thực hành.

Thời điểm này, cả giáo viên lẫn học sinh các trường THPT đã lên kế hoạch chạy theo những kỳ thi cuối cùng của 12 năm học.

 

Bộ GD-ĐT đã có thông báo về cơ bản, kỳ thi năm nay vẫn thực hiện như năm 2010 nên các trường không bị chi phối bởi tâm lý chờ đợi chỉ đạo, hướng dẫn từ Bộ GD-ĐT như các năm trước mà lẳng lặng chuẩn bị lên kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh (HS).

Chủ động tăng tiết

Ở Hà Nội, ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường dân lập Lương Thế Vinh, cho biết: “Đến hết tháng 4.2011 là kết thúc chương trình. Nhưng với một số môn trọng điểm ở khối A (Toán, Lý, Hóa), khối D (Văn, Toán, Ngoại ngữ)… thì kết thúc sớm hơn để dành thời gian cho HS ôn thi, củng cố lại kiến thức đã học”. Tương tự như vậy, HS của trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng cũng cho hay, theo thông báo thì các môn như Văn, Toán, Ngoại ngữ sẽ kết thúc sớm hơn so với kế hoạch năm học để có thời gian ôn tập.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ngay cả những trường công lập cũng có những động thái tăng tiết đối với các môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Để không bị “nhắc nhở”, các trường vẫn không giảm số tiết của những môn khác nên HS thay vì đi học một buổi sẽ phải học các “môn phụ” (như Thể dục) vào buổi thứ hai.

Ông Nguyễn Hoài Vĩnh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, khẳng định: “Các trường cần nghiêm túc dạy đủ các môn và dạy hết chương trình, không dồn giờ, cắt tiết. Rà soát, tập trung bồi dưỡng HS yếu kém, tạo điều kiện để HS lớp 12 có đủ kiến thức tham gia thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH-CĐ”.

Tại TP.HCM, ngay sau tết, nhiều trường đã bắt đầu tăng tiết có hệ thống đối với cả 8 môn có khả năng thi. Tại trường THPT Marie Curie (Q.3), môn Văn theo phân phối chương trình là 3 tiết đối với Ban cơ bản và 4 tiết đối với Ban nâng cao thì từ đầu năm học, tùy theo lớp mà nhà trường đã tăng từ 1 - 2 tiết mỗi tuần, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới.

Tại trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú), tất cả các môn có thể thi cũng đã tăng tiết từ lâu như Sử, Địa, Lý, Hóa, Sinh… Ông Nguyễn Phạm Đại, Phó hiệu trưởng, cho biết: “Thay vì các em học thêm ở ngoài, thì nhà trường phối hợp với Hội phụ huynh tổ chức các tiết phụ đạo để giúp các em có nhiều thời gian vừa học vừa ôn, tránh gây áp lực trong thời gian cuối”.

Trong khi đó, trường THPT Quang Trung (H.Củ Chi) đã tách hẳn các HS có điểm thi học kỳ 1 của 8 môn dưới 5 điểm thành các lớp riêng để phụ đạo. Những HS này sẽ được các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy với đích nhắm cuối cùng là vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thi thử ĐH

Những trường THPT có chất lượng tốt lại quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cho HS thi tuyển sinh ĐH-CĐ.

Ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay: “Chưa tới một tháng nữa, HS của trường sẽ được thi thử ĐH lần thứ nhất”.

Còn trường THPT Trần Phú (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) năm nay cũng quyết định tổ chức thi thử ĐH cho HS của mình. Theo bà Bùi Thị Minh Nga, Phó hiệu trưởng, kỳ thi thử này không chỉ có ý nghĩa tập dượt mà điều quan trọng hơn là giúp HS chọn khối thi, trường thi vừa sức mình trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi. “Kỳ thi thử sẽ bắt đầu từ đầu tháng 3 tới, nhà trường sẽ tổ chức cho HS thi theo các khối dự định đăng ký. Kết quả của kỳ thi sẽ là một thông tin để HS cân nhắc trước khi chính thức lựa chọn khối thi phù hợp”, bà Nga nói. 

 

                                                                          Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tuyển sinh đại học - cao đẳng năm 2011: Giải cứu những ngành khó tuyển

Ngày 18-2, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tuyển sinh 2011 trực tuyến tại 6 điểm cầu trên toàn quốc. Đúng như nhận định của dư luận, hình thức và phương thức tuyển sinh ĐH-CĐ 2011 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo phương thức “3 chung” như mọi năm. Tuy nhiên, một số điều chỉnh trong Quy chế tuyển sinh 2011 mà Bộ GD-ĐT đưa ra đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của đại biểu trong phần thảo luận.

Kỷ luật nặng trường gây “loạn” giấy báo trúng tuyển

Không nên cảnh cáo đối với cán bộ tuyển sinh vi phạm lỗi Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường mà phải kỷ luật hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường đó.

Đại sứ và Tổng lãnh sự sẽ hỗ trợ đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GD&ĐT và quản lý LHS

Ông Nguyễn Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – đã khẳng định như vậy khi dẫn đầu đoàn các Đại sứ và Tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm đến làm việc với Bộ GD&ĐT sáng nay ngày 17/2/2011, trước khi lên đường nhận nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì buổi làm, cùng sự tham dự của Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa và lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng, Văn phòng Bộ GD&ĐT.

Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010

(HBĐT) - Sáng nay 18/2, tại hội nghị tuyển sinh ĐH,CĐ, TCCN năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ vi phạm quy chế tuyển sinh năm 2010.

TP.HCM: trẻ 5 tuổi sẽ được tiếp cận công nghệ thông tin

(HBĐT) - Đây là một trong những điều kiện được nhấn mạnh tại đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở TP.HCM” vừa được UBND TP quyết định phê duyệt. Nội dung đề án nêu rõ bốn điều kiện phổ cập, trong đó đáng lưu ý là trường lớp được trang bị bộ thiết bị tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, trang bị thêm các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, giúp các bé làm quen với máy vi tính để học tập.

Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông các nước

(HBĐT) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của học kỳ 2 năm học 2010-2011 là hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục