Do làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, xã Quý Hoà (Lạc Sơn) đã làm tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
(HBĐT) - Từ tháng 12/2003, huyện Lạc Sơn đã đạt chuẩn phổ cập THCS. Trong nhiều năm qua, huyện vẫn thể hiện sự cố gắng liên tục, bền bỉ trong công tác này.
10 năm qua, (từ năm 2001-2010), Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện Lạc Sơn và cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (Phòng GD&ĐT) đã làm tốt công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ, tạo được sức mạnh đồng bộ của toàn huyện trong công tác phổ cập giáo dục. Trong đó, cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo, định hướng đúng đắn, gắn với nâng cao chất lượng giáo dục nói chung của huyện. Từ năm 2002, UBND huyện đã ban hành chỉ thị đẩy mạnh tập trung thực hiện công tác phổ cập GDTHCS; năm 2006, UBND huyện ban hành Chỉ thị số 08/2006/CT-UBND tiếp tục duy trì và củng cố kết quả phổ cập tiểu học, chống mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập GDTHCS. Ban chỉ đạo PCGD huyện và phòng GD&ĐT đã ban hành 352 văn bản chỉ đạo; mở 32 hội nghị bàn giải pháp thực hiện công tác phổ cập. Các ban, ngành, đoàn thể đã ban hành 35 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, góp phần củng cố, duy trì và nâng cao kết quả phổ cập GD. Có định hướng và chỉ đạo sát thực, huyện Lạc Sơn huy động sự tham gia của đông đảo các cấp, ngành, đoàn thể và toàn dân. Huyện đã triển khai hàng loạt giải pháp có tính thiết thực như: tuyên truyền, vận động, coi trọng điều tra, lập hồ sơ phổ cập giáo dục; nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường; thúc đẩy xã hội hoá giáo dục. Bên cạnh đó, huyện hết sức chú trọng tới các hoạt động sơ kết, tổng kết, giao ban, thi đua. Trong thời gian đã có 267 tập thể, cá nhân được UBND huyện khen thưởng. Trong phong trào chung của huyện, liên tục xuất hiện các điển hình luôn chăm lo cho công tác phổ cập như: Xuất Hoá, Bình Hẻm, Liên Vũ, Ân Nghĩa, Thượng Cốc. Các trường THCS Võ Thị Sáu, Nhân Nghĩa, Liên Vũ, Xuất Hoá, tiểu học Vụ Bản, Yên Phú, Bình Hẻm...xác định công tác này là một trong những nội dung quan trọng cần quan tâm của từng năm học. Các TTHT cộng đồng đã là địa chỉ được đánh giá cao trong công tác phổ cập GD. Trong 10 năm qua, huyện đã huy động được 1,2 tỷ đồng hỗ trợ cho công tác phổ cập giáo dục.
Từ nỗ lực chung đó, huyện Lạc Sơn đã đạt được kết quả khá đồng đều trong công tác phổ cập giáo dục. Về phổ cập giáo dục tiểu học-chống mù chữ: tỷ lệ đối tượng độ tuổi 15-35 biết chữ từ 85,1% (năm 2001) tăng lên 99% (năm 2010). Năm 2006, huyện đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và hiện nay, 100% xã, thị trấn vẫn duy trì tốt kết quả này. Trong 10 năm qua, huyện đã huy động được 8.368 học viên theo học các lớp bổ túc THCS, góp phần nâng cao tỷ lệ và chất lượng đạt chuẩn. Tỷ lệ đối tượng độ tuổi 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS từ 71,1% (năm 2001) tăng lên 93,8% (năm 2010). 29/29 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Huyện tiếp tục duy trì có hiệu quả kết quả đạt chuẩn phổ cập THCS từ năm 2003. Mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh từng bước được củng cố, xây dựng (hiện, toàn huyện có 96 trường với 242 điểm trường, 30.826 học sinh). Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn từng bước được nâng lên; toàn huyện có 12 trường chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã thực sự tạo được bước chuyển mới về chất (có trình độ trên chuẩn chiếm 16,5%). Đây sẽ tiếp tục là nhân tố để huyện giữ vững và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Dạy tốt- học tốt” còn có ý nghĩa thúc đẩy sức bền của công tác phổ câp giáo dục trên địa bàn.
Văn Tưởng
Bên lề buổi khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên, ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD (Bộ GD-ĐT) đã trả lời phỏng vấn về đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.
Được xem xét mở ngành đào tạo trình độ ĐH khi bảo đảm các điều kiện: có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất một tiến sĩ và ba thạc sĩ, có chương trình đào tạo và đề cương chi tiết của các học phần/môn học, có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo trình độ ĐH...
Được đề ra từ lâu nhưng gần đây, đổi mới phương pháp dạy học mới thực sự trở thành vấn đề “nóng” của ngành GD. Vấn đề này chiếm khá nhiều thời gian của các cuộc họp hành, tập huấn, song vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ.
(HBĐT) - Năm 2010 đã ghi dấu nhiều sự kiện lớn, các ngày kỷ niệm ý nghĩa của đất nước nói chung, tỉnh ta nói riêng. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để đoàn thanh niên các cấp huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng đến từng ĐV - TN.
Giáo viên và học sinh đều hào hứng với việc thí điểm dạy chương trình tiếng Anh ở bậc tiểu học. Tuy nhiên do chưa có cơ chế nên nhiều trường đều “bó tay” trong việc thu hút giáo viên dạy giỏi.
Trong tháng 3 tới, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức kiểm tra phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của 13 địa phương. Mục đích của lần kiểm tra này nhằm đánh giá thực tế việc triển khai phong trào thi đua tại địa phương.