(HBĐT) - Đã nhiều ngày nay, người dân sinh sống gần khu vực xử lý rác thải thuộc tiểu khu 10, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) bức xúc trước thực trạng ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân trực tiếp do việc tồn đọng rác thải tại khu xử lý gây ra. Theo ông Nguyễn Hồng Bảo, Bí thư chi bộ tiểu khu 10, nhà dân ở cách xa hàng ki lô mét mà vẫn ngộp thở bởi không khí nặng mùi xú uế, muỗi và ruồi nhặng bay từng đàn. Nguồn nước giếng đào của bà con giờ không ai dám sử dụng trong sinh hoạt.
Nguy cơ ô nhiễm đất, nước và không khí đang bủa vây cuộc sống của người dân thị trấn Lương Sơn do tồn đọng hàng nghìn tấn rác thải.
Đến tìm hiểu thực tế tại Nhà máy xử lý rác do Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long tại Hòa Bình quản lý, cảnh tượng bày ra trước mắt chúng tôi là sự tập kết của hai “núi” rác khổng lồ. Đáng lo ngại hơn cả là những bãi rác cao ngất ngưởng này nằm lộ thiên, không hề có mái che, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn và nước gỉ rác không đảm bảo. Đặc biệt là khu vực tập kết rác thải sinh hoạt số 2 được bố trí ngoài trời, không che phủ, rác thải để trực tiếp trên nền đất đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là trong mùa mưa bão.
Trao đổi với ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long, chúng tôi được biết: Kể từ năm 2011, khu xử lý rác thải này chính thức đi vào hoạt động và đến năm 2015, Chi nhánh tiếp tục đầu tư hệ thống lò đốt rác số 2 với công suất thiết kế 120 tấn/ngày. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, nhà máy tiếp nhận nguồn rác thải rất lớn từ thành phố Hòa Bình, bình quân 55 tấn/ngày cộng với lượng rác thải của huyện khoảng 9 tấn/ngày thì nguồn rác thải mỗi ngày bình quân phải xử lý 64 tấn. Trong khi đó, công suất thực tế hay nói cách khác là khối lượng rác được xử lý tối đa 45 tấn/ngày.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn đọng rác thải nghiêm trọng trong thời gian qua. Đến thời điểm này, ước tính khu xử lý rác do Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long quản lý đang tồn đọng khoảng 9.000 tấn rác chưa được xử lý. Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân cư trên địa bàn gây bức xúc dư luận, UBND huyện đã yêu cầu Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long tiếp nhận khối lượng rác thải từ thành phố Hòa Bình và một số đơn vị khác về khu xử lý tương ứng với công suất xử lý thực tế hiện có của nhà máy, đồng thời đưa vào vận hành đối với cả 2 lò đốt rác, tăng thời gian hoạt động tối đa của hệ thống lò đốt rác thải nhằm xử lý dứt điểm khối lượng rác tồn đọng tại Chi nhánh Công ty. Bên cạnh đó, phân loại rác để giảm số lượng rác phải xử lý. Công ty cũng khẩn trương thực hiện một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực tập kết rác như đầu tư, nâng cấp khu chứa, bãi tập kết rác thải để hạn chế ô nhiễm đất, không khí, đặc biệt là nguồn nước trong mùa mưa. Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý triệt để nước mưa chảy tràn, nước gỉ rác, đồng thời lắp đặt mái che tại khu vực tập kết rác. Sử dụng biện pháp sinh học như phun chế phẩm nhằm diệt ruồi, muỗi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
Theo đồng chí Nguyễn Khắc Yến, Phó trưởng phòng TN&MT huyện, để giải quyết tình trạng tồn đọng rác thải của Nhà máy xử lý rác tại huyện Lương Sơn, trung tuần tháng 7 vừa qua, UBND huyện đã có Công văn số 599/UBND - TNMT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Hòa Bình vận chuyển rác thải về khu xử lý rác của huyện tương ứng với khả năng xử lý thực tế, đồng thời sớm quy hoạch và xây dựng khu xử lý rác thải phục vụ cho xử lý rác thải của thành phố. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá một số nội dung tại khu xử lý rác thải Chi nhánh Công ty TNHH Đầu tư thương mại Hoàng Long về hồ sơ công nghệ kỹ thuật của hệ thống xử lý và thực tế của chi nhánh, các nội dung thực hiện về lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là việc xử lý nguồn chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp với cùng hệ thống lò đốt.
Bùi Minh
(HBĐT) - “Việc người dân xóm Nhót, xã Thanh Hối (Tân Lạc) lấn chiếm đất thuộc quản lý của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình Lâm trường Tân Lạc (sau đây gọi tắt là Lâm trường Tân Lạc (LTTL) là sự việc có thật. Sự việc này đang diễn ra và khá phức tạp trong vấn đề xử lý, giải quyết...” - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Tân Lạc Nguyễn Văn Khuông cho biết.
(HBĐT) - “Ngày 4, 5/7 tôi vẫn đưa cháu đi học bình thường, còn mua đầy đủ phiếu ăn của tháng 7. Đến sáng 6/7 đưa con đến thì thấy trường lớp khóa cửa im lìm. Bảo vệ thông báo là tiếp tục nghỉ hè, đến ngày 22/8 mới nhận trẻ. Phụ huynh bất ngờ, đành xin nghỉ phép ở nhà trông con rồi tính tiếp.
(HBĐT) - Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ khi xảy ra sự cố tràn nước mưa vào bãi chứa quặng chảy ra suối Nhẹm và suối Màn, xã Yên Lập (Cao Phong) gây ra hiện tượng cá chết dọc ven suối và 2 ao của nguời dân xóm Quà, khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty CP khoáng sản Đồng An Phú tại xã Yên Thượng. Sau khi xảy ra sự cố, Công ty đã ngừng hoạt động và tập trung khắc phục hậu quả. Trong khi chờ kiểm định mẫu nước và mẫu đất của các cơ quan chức năng, người dân nơi đây tạm dừng mọi hoạt động canh tác do lo sợ nguồn nước bị ô nhiễm.
(HBĐT) - Ở xóm Đồng Chanh (xã Tu Lý - Đà Bắc) ai cũng bảo chị Nguyễn Thị Hạ là người may mắn khi có được một tấm chồng chịu thương, chịu khó, yêu vợ, thương con. Còn anh Đinh Văn Nhu (sinh năm 1972) - chồng chị luôn là một tấm gương mẫu mực trong xóm bởi sự cần cù, chịu khó. ấy thế, đùng một cái cả xóm, cả xã xôn xao về việc anh Nhu tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ. “Ngày 25/5 vừa rồi là tròn một năm.
(HBĐT) - Như tin đã đưa, vào khoảng 16h30’ ngày 3/7 theo phản ánh của nhân dân và lãnh đạo xã Yên Lập, (huyện Cao Phong) về tình hình cá chết dọc ven suối Nhẹm và suối Màn cũng như 2 ao của nhân dân xóm Quà khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty cổ phần khoáng sản An Phú tại xã Yên Thượng. Để rộng đường dư luận, PV Báo Hoà Bình đã trực tiếp xuống hiện trường để ghi nhận tình hình.
(HBĐT) - Không đánh đổi lợi ích kinh tế bằng nguồn sống và môi trường. Đó là quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong ngay sau khi có thông tin về việc một số hộ dân địa phương chuyển đổi đất rừng sản xuất, đưa cây cam vào trồng ở các xã vùng đầu nguồn nước hồ Cạn Thượng.