(HBĐT) - Theo giới thiệu của lãnh đạo xã Hợp Hòa (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm tổ sản xuất giấy dó thủ công tại thôn Suối Cỏ. Trong không gian nhỏ hẹp, những người thợ thủ công với đôi bàn tay khéo léo đang miệt mài sản xuất ra những tờ giấy dó truyền thống.
Công đoạn xeo giấy đòi hỏi người thợ phải lắc đều tay để cho ra tờ giấy đẹp, hoàn chỉnh.
Anh Nguyễn Văn Chúc, tổ trưởng tổ sản xuất giấy dó thủ công thôn Suối Cỏ cho biết: Nghề làm giấy dó có từ lâu đời, các cụ vẫn làm giấy dó để dùng trong việc thờ cúng nhưng do những biến động thời gian đã dần bị mai một. Năm 2006, được sự hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ và phát triển làng nghề Việt Nam; Trung tâm phát triển Kinh tế - xã hội và môi trường cộng đồng (CSEED) tài trợ đã triển khai thực hiện mô hình làm giấy dó thủ công cho các hộ dân trong xóm nhằm hướng tới mục tiêu tạo nguồn thu gia tăng ổn định cho cộng đồng nghèo và bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống. Dự án đã được xây dựng với sự can thiệp, hỗ trợ nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng, đồng thời cải thiện những tài sản còn yếu kém, giúp cộng đồng phát huy tốt sức mạnh của mình, cải thiện và tạo thêm sinh kế, nâng cao thu nhập góp phần xoá đói - giảm nghèo. Các hộ tham gia dự án được tập huấn sản xuất theo phương pháp cổ truyền của làng nghề Bắc Ninh, kỹ thuật làm giấy thủ công của Nhật Bản do các chuyên gia đến từ Nhật Bản hướng dẫn. Nguồn nguyên liệu chính là cây dướng, loại cây có sẵn trong tự nhiên. Với nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cộng thêm sự khéo léo, chăm chút, tỉ mỉ của những người thợ, trải qua 36 công đoạn mới cho ra tờ giấy dó thành phẩm đạt yêu cầu. Sản phẩm giấy dó của người dân Suối Cỏ đã được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao và người dùng tín nhiệm. Giấy dó được sản xuất ở Suối Cỏ có độ dai, bền hơn, giá thành rẻ hơn nhiều và màu giấy hoàn toàn là màu tự nhiên nên khi gặp nước không hề bị phai màu và không bị mối hay gián nhấm như các loại giấy sử dụng màu hoá chất.
Trước đây, ngoài sản xuất giấy dó, tổ còn làm thêm các sản phẩm thủ công từ giấy dó như: đèn lồng, con vật, phong bì, sổ tay, bưu thiếp, tranh... Tuy nhiên do tiêu thụ sản phẩm khó nên hiện nay, cơ sở chỉ sản xuất giấy dó với 12 màu và họa tiết khác nhau. Giá cũng được chia thành nhiều loại tuỳ theo độ dày mỏng và họa tiết khác nhau từ 6.000 - 15.000 đồng /tờ. Hầu hết sản phẩm giấy dó được bán cho khách du lịch, những người biết và đã sử dụng. Tuy nhiên theo anh Chúc, để bảo tồn và phát triển nghề giấy dó thủ công hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn chính là đầu ra sản phẩm. Sản phẩm của chúng tôi quá ít người biết đến và không sử dụng phổ biến. Hiện nay, sản phẩm giấy dó được bày bán ở một số cửa hàng tại các địa điểm ở Hà Nội như: Phủ Tây Hồ, Đội Cấn, Triều Khúc, Điện Biên Phủ, Văn miếu Quốc Tử Giám, Đại học Bách khoa... và 1 điểm tại Trạm dừng nghỉ ở Tân Lạc. Do sản phẩm bán chậm nên hiện tại, tổ chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, trong đó các đơn đặt hàng chủ yếu là khách nước ngoài. Bình quân mỗi tháng có 1 đơn đặt hàng từ 1.000 - 1.500 tờ, tùy theo độ dày mỏng và họa tiết khác nhau của tờ giấy có giá từ 6.000 - 15.000 đồng /tờ. Mỗi khi không có đơn đặt hàng, các hộ trong nhóm lại đi khai thác cây dướng về chế biến để chuẩn bị nguyên liệu sản xuất.
Chia tay chúng tôi, anh Chúc hồ hởi cho biết: Đợt này, tổ đang khẩn trương sản xuất giấy dó theo đơn đặt hàng với số lượng 1.500 tờ giá thành 8.000 đồng /tờ. Xong đơn này, chúng tôi tiếp tục sản xuất thêm 3 đơn đặt hàng với số lượng trên 2.000 tờ. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã đón gần 30 lượt đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và mua một số sản phẩm làm quà. Đây là tín hiệu mừng cho những người làm nghề và mong muốn bảo tồn, phát triển nghề làm giấy dó thủ công truyền thống. Xác định trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và làm thêm các sản phẩm thủ công khác. Để làm được cần có sự liên kết với các điểm du lịch, cửa hàng quảng bá sản phẩm đến đông đảo người dân trên mọi miền Tổ quốc biết và sử dụng sản phẩm. Có như vậy, nghề sản xuất giấy dó thủ công truyền thống thôn Suối Cỏ mới không bị mai một.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Dẫu không có một kế hoạch hay lộ trình cụ thể nhưng dường như có một chút “duyên” đưa đẩy nên mỗi chuyến hành trình về “khúc ruột” miền Trung của tôi đều có điểm dừng ở ngã ba Đồng Lộc. Mười năm với 4 lần góp mặt ở nơi này thắp nén hương thơm viếng những linh hồn bất tử những chiến sỹ TNXP đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, nhiều người bảo tôi thật may mắn! Thật vậy! Tôi may mắn và đã biết tận dụng sự “may mắn” đó để nuôi dưỡng nguồn cảm xúc, dòng nhiệt huyết cho mình và chia sẻ với những bằng hữu.
(HBĐT) - “Việc người dân xóm Nhót, xã Thanh Hối (Tân Lạc) lấn chiếm đất thuộc quản lý của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình Lâm trường Tân Lạc (sau đây gọi tắt là Lâm trường Tân Lạc (LTTL) là sự việc có thật. Sự việc này đang diễn ra và khá phức tạp trong vấn đề xử lý, giải quyết...” - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Tân Lạc Nguyễn Văn Khuông cho biết.
(HBĐT) - “Ngày 4, 5/7 tôi vẫn đưa cháu đi học bình thường, còn mua đầy đủ phiếu ăn của tháng 7. Đến sáng 6/7 đưa con đến thì thấy trường lớp khóa cửa im lìm. Bảo vệ thông báo là tiếp tục nghỉ hè, đến ngày 22/8 mới nhận trẻ. Phụ huynh bất ngờ, đành xin nghỉ phép ở nhà trông con rồi tính tiếp.
(HBĐT) - Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ khi xảy ra sự cố tràn nước mưa vào bãi chứa quặng chảy ra suối Nhẹm và suối Màn, xã Yên Lập (Cao Phong) gây ra hiện tượng cá chết dọc ven suối và 2 ao của nguời dân xóm Quà, khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty CP khoáng sản Đồng An Phú tại xã Yên Thượng. Sau khi xảy ra sự cố, Công ty đã ngừng hoạt động và tập trung khắc phục hậu quả. Trong khi chờ kiểm định mẫu nước và mẫu đất của các cơ quan chức năng, người dân nơi đây tạm dừng mọi hoạt động canh tác do lo sợ nguồn nước bị ô nhiễm.
(HBĐT) - Ở xóm Đồng Chanh (xã Tu Lý - Đà Bắc) ai cũng bảo chị Nguyễn Thị Hạ là người may mắn khi có được một tấm chồng chịu thương, chịu khó, yêu vợ, thương con. Còn anh Đinh Văn Nhu (sinh năm 1972) - chồng chị luôn là một tấm gương mẫu mực trong xóm bởi sự cần cù, chịu khó. ấy thế, đùng một cái cả xóm, cả xã xôn xao về việc anh Nhu tìm đến cái chết bằng thuốc diệt cỏ. “Ngày 25/5 vừa rồi là tròn một năm.
(HBĐT) - Như tin đã đưa, vào khoảng 16h30’ ngày 3/7 theo phản ánh của nhân dân và lãnh đạo xã Yên Lập, (huyện Cao Phong) về tình hình cá chết dọc ven suối Nhẹm và suối Màn cũng như 2 ao của nhân dân xóm Quà khu vực lưu vực nhà máy tuyển luyện quặng đồng của Công ty cổ phần khoáng sản An Phú tại xã Yên Thượng. Để rộng đường dư luận, PV Báo Hoà Bình đã trực tiếp xuống hiện trường để ghi nhận tình hình.