(HBĐT) - Massage, xông hơi, karaoke, quầy bar, bàn bi-a, các phòng nghỉ riêng tư rộng chừng 10 m2, nhà sàn bê tông, khách sạn xây mới theo phong cách hiện đại... Đó là những hình ảnh đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các bản, làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh ta. Nó đã làm cho bức tranh yên bình, đậm đà bản sắc văn hóa ngày càng trở nên hỗn tạp, méo mó. Khách du lịch sụt giảm, văn hóa truyền thống mai một, tiềm ẩn nguy cơ tai - tệ nạn xã hội là “góc khuất” đang diễn ra tại các bản, làng du lịch cộng đồng hiện nay.

Ngay đầu bản Văn (thị trấn Mai Châu) nhà nghỉ bản Văn được xây mới khang trang, đồ sộ cao 3 tầng che khuất dãy nhà sàn phía bên trong.

 

Chọn lợi nhuận hay giữ gìn bản sắc?

“Án ngữ ngay đầu bản Văn (thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu) là Nhà nghỉ bản Văn vừa được xây mới, kiến trúc hiện đại gồm 3 tầng. Nhà nghỉ to sừng sững với đầy đủ các dịch vụ ăn, uống ngủ, nghỉ đã che khuất cả dãy nhà sàn truyền thống phía bên trong. Sự xuất hiện của khối bê tông này đã thực sự khiến cho du khách ngỡ ngàng pha chút thất vọng và giảm mất hứng thú trước khi bước vào khám phá bản du lịch truyền thống của người Thái. Từ bản Văn, quay về Pom Coọng, ngay ven khu ruộng xanh mướt, nổi bật giữa những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái là một nhà nghỉ được xây dựng kiên cố với khoảng 5 - 6 phòng nghỉ và 2 tầng bán cafe. Càng đi sâu vào trong lòng bản Pom Coọng rồi xuyên sang bản Lác, chúng tôi tiếp tục bắt gặp nào quán bar, quầy bar, dịch vụ massage, quán karaoke.ở đầu bản Lác là quán bi - a và nhà bếp 3 tầng được xây dựng kiên cố đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Từ Mai Châu, trở về Cao Phong, đến với bản du lịch Giang Mỗ (xã Bình Thanh), chúng tôi tiếp tục ghi nhận sự xuất hiện một ngôi nhà sàn được làm bằng bê tông ở giữa bản.

 

Trăn trở về thực trạng này, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Những năm gần đây, hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều, doanh thu từ hoạt động du lịch năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hiện nay, tại một số điểm du lịch cộng đồng đã phát sinh tình trạng các hộ dân xây nhà nghỉ, nhà ở, bếp bằng bê tông làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ, phá vỡ không gian văn hóa nhà sàn truyền thống của các dân tộc. Đồng thời, tại các điểm du lịch cộng đồng đã xuất hiện các hộ gia đình kinh doanh các dịch vụ không phù hợp với hoạt động du lịch cộng đồng như massage, xông hơi, karaoke, quán bar, bán rong đồ ăn và mở quán ăn trong các điểm du lịch cộng đồng. Đây là hiện trạng cần chấn chỉnh ngay để trả lại cho du lịch cộng đồng sự hấp dẫn nguyên bản.

 

Tuy nhiên, theo thực tế tìm hiểu của chúng tôi tại các hộ gia đình đang kinh doanh những dịch vụ này tại bản Lác chia sẻ: Tất cả đều xuất phát từ nhu cầu của du khách. Có cầu nên có cung. Khách đến các bản du lịch cộng đồng phần nhiều là sinh viên, người trẻ tuổi nên cần có các dịch vụ hiện đại đi kèm đáp ứng nhu cầu. Du khách, nhất là du khách trẻ đến bản Lác không thích thú tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán hay đạp xe ngắm cảnh mà lại cắm cúi với các dịch vụ vui chơi giải trí hoặc tâm sự riêng tư trong các căn phòng nhỏ.

 

Bị cuốn theo dòng xoáy kinh tế thị trường, bản sắc văn hóa dân tộc, nét đẹp truyền thống đang dần mất đi. Phải lựa chọn giữa lợi nhuận hay giữ gìn bản sắc đang là thách thức lớn đang đặt ra cho các bản làng du lịch cộng đồng hiện nay.

 

Giữ gìn bản sắc để phát triển du lịch

 

Đồng chí Hà Thị Hòa  Trưởng phòng VH   TT huyện Mai Châu cho biết: Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện tại Mai Châu từ năm 2009 nhưng vì chưa có các quy định, tiêu chí cụ thể về bản du lịch cộng đồng nên rất khó trong công tác quản lý, chấn chỉnh. Luật du lịch và Luật xây dựng cũng không có quy định về việc cấm xây dựng khách sạn, nhà nghỉ bằng bê tông và các dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng. Do đó, chính quyền các cấp cũng như ngành chức năng chưa ngăn chặn được. Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được khá nhiều phản ánh của người dân cũng như khách du lịch về vấn đề này.

 

Qua tìm hiểu thực tế tại Mai Châu, chúng tôi được biết đang có hiện tượng chuyển dịch khách du lịch từ các bản du lịch cộng đồng truyền thống như bản Lác, bản Văn, bản Pom Coọngđến các điểm du lịch còn khá bản sắc và hoang sơ như bản Bước (xã Xăm Khòe), xã Piềng Vế, xã Ba Khan, xã Thung Khe, xã Bao La.Bởi vì các vấn đề mới phát sinh đã khiến cho bản du lịch cộng đồng mất đi vẻ đẹp hoang sơ, sự hấp dẫn, phá vỡ không gian văn hóa nhà sàn của các dân tộc như Mường, Thái. Đặc biệt, các loại hình dịch vụ như massage, xông hơi, karaoke, quán barcòn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tai - tệ nạn xã hội, gây mất ANTT cũng khiến cho du khách e ngại.

 Trước thực tế rất đáng lo ngại này, ngày 18/7/2016, UBND huyện Mai Châu đã ban hành công văn số 699/UBND–VHTT. Trong đó nêu rõ, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn vận động nhân dân không xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, nhà ở, bếp bằng bê tông tại các điểm du lịch cộng đồng đã được quy hoạch; không kinh doanh các dịch vụ như: massage, xông hơi, karaoke, internet, quầy bar, quán bar, bàn bi  a, bán rong đồ ăn và mở quán ăn trong các điểm du lịch cộng đồng. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân mặc trang phục dân tộc trong các ngày lễ, tết và những ngày có khách đến thăm quan du lịch. Hướng dẫn và quản lý việc mở căng tin bán hàng lưu niệm, nước uống, chất lượng đội văn nghệ dân gian và các dịch vụ khác không phù hợp với hoạt động du lịch cộng đồng.

 

Sức hấp dẫn của bản làng du lịch cộng đồng chính là sự nguyên sơ và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Mất đi những giá trị này, du lịch cộng đồng sẽ không còn sức sống. Nếu không giải quyết các vấn đề phát sinh này một cách kiên quyết và triệt để thì trong tương lai không xa những bản làng du lịch bình yên, mang lại nguồn thu lớn cho người dân, là niềm tự hào của Hòa Bình như Giang Mỗ, bản Lác, bản Vănsẽ chỉ còn là ký ức.

 

                                                                                    Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Suối Cỏ bảo tồn nghề làm giấy dó

(HBĐT) - Theo giới thiệu của lãnh đạo xã Hợp Hòa (Lương Sơn), chúng tôi đến thăm tổ sản xuất giấy dó thủ công tại thôn Suối Cỏ. Trong không gian nhỏ hẹp, những người thợ thủ công với đôi bàn tay khéo léo đang miệt mài sản xuất ra những tờ giấy dó truyền thống.

Huyện Lương Sơn: Bức xúc ô nhiễm môi trường từ khu xử lý rác thải

(HBĐT) - Đã nhiều ngày nay, người dân sinh sống gần khu vực xử lý rác thải thuộc tiểu khu 10, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) bức xúc trước thực trạng ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân trực tiếp do việc tồn đọng rác thải tại khu xử lý gây ra. Theo ông Nguyễn Hồng Bảo, Bí thư chi bộ tiểu khu 10, nhà dân ở cách xa hàng ki lô mét mà vẫn ngộp thở bởi không khí nặng mùi xú uế, muỗi và ruồi nhặng bay từng đàn. Nguồn nước giếng đào của bà con giờ không ai dám sử dụng trong sinh hoạt.

Xã Mỵ Hòa (Kim Bôi): Nông dân mòn mỏi chờ tiền mía

(HBĐT) - Đã bước sang tháng 8, người nông dân trồng mía nguyên liệu ở xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) vẫn mòn mỏi chờ Công ty CP Mía đường Hòa Bình thanh toán tiền mía nguyên liệu. Thực trạng này không chỉ gây khó khăn đến đời sống của bà con mà còn khiến niềm tin của họ đối với cây mía - từng được coi là cây XĐ-GN của xã xuống thấp hơn bao giờ hết.

Nghĩa trang Trường Sơn, những ngày tháng 7

(HBĐT) - Cũng như ở các nghĩa trang liệt sĩ khác trên cả nước, những ngày tháng 7 này, từng đoàn người từ khắp nơi đổ về Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Chúng tôi cùng hòa trong dòng người đến vùng đất linh thiêng, nơi yên nghỉ của 10.236 liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Ai cũng muốn tự tay thắp nén hương, nghiêng mình trước anh linh các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

Xã Chí Đạo trăn trở với những cây cầu chắp vá

(HBĐT) - 2 chiếc cầu treo dân sinh được xây dựng bắc qua sông Bưởi khiến bà con xã Chí Đạo (Lạc Sơn) rất phấn khởi. Thế nhưng, chỉ sau 2-3 năm đưa vào sử dụng, những cây cầu này đã xuống cấp nghiêm trọng. Dù rất bất an nhưng với vai trò quan trọng trong đời sống dân sinh, người dân nơi đây vẫn bất chấp qua cầu với bao nguy hiểm rình rập.

Nơi nuôi dưỡng nguồn cảm xúc và tinh thần cách mạng

(HBĐT) - Dẫu không có một kế hoạch hay lộ trình cụ thể nhưng dường như có một chút “duyên” đưa đẩy nên mỗi chuyến hành trình về “khúc ruột” miền Trung của tôi đều có điểm dừng ở ngã ba Đồng Lộc. Mười năm với 4 lần góp mặt ở nơi này thắp nén hương thơm viếng những linh hồn bất tử những chiến sỹ TNXP đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, nhiều người bảo tôi thật may mắn! Thật vậy! Tôi may mắn và đã biết tận dụng sự “may mắn” đó để nuôi dưỡng nguồn cảm xúc, dòng nhiệt huyết cho mình và chia sẻ với những bằng hữu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục