(HBĐT) - Sau 45 năm được giải phóng (1975 - 2020), ngày nay, quân và dân Trường Sa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng đảo ngày càng mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết tình quân dân.



Duyệt binh trong ngày Tết cổ truyền trên đảo Trường Sa Lớn.

Vào những ngày tháng Tư lịch sử của 45 năm trước, trong khí thế sục sôi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 lịch sử, thực hiện mệnh lệnh của Quân ủy T.Ư, Quân chủng Hải quân đã chuẩn bị lực lượng, chớp thời cơ tấn công giải phóng Trường Sa. Theo đó, vào rạng sáng 14/4, Quân chủng Hải quân đã sử dụng lực lượng các tàu hải quân 673, 674 và 675 của Lữ đoàn 125, chở Đội 1 đặc công Hải quân cùng một bộ phận đặc công Quân khu 5 bí mật đổ bộ vào đảo Song Tử Tây. Sau 30 phút chiến đấu căng thẳng, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ hòn đảo này. Tiếp đà thắng lợi, đến ngày 25/4, ta giải phóng đảo Sơn Ca. Ngày 27 và 28/4, lần lượt đảo Nam Yết, rồi đảo Sinh Tồn và An Bang cũng được giải phóng. Đến 9h30’ ngày 29/4, quân ta giải phóng đảo Trường Sa Lớn. Bộ đội ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Quân ủy T.Ư và Bộ Quốc phòng giao. Đây là chiến thắng có ý nghĩa chiến lược góp phần quan trọng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Kể từ phút giây lịch sử ấy, suốt 45 năm qua, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ đã đổ mồ hôi, công sức và cả xương máu để xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chuyến công tác vào những ngày đầu xuân Canh Tý 2020 đã cho chúng tôi cơ hội được đặt chân đến Trường Sa và cảm nhận sức sống mãnh liệt ở nơi đầu sóng, với những người con đất Việt kiên trung. "Mặc dù điều kiện ở đảo còn nhiều khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt nhưng chúng tôi luôn quyết tâm, nỗ lực hết sức mình để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Với phương châm: Xây dựng đảo ngày càng càng mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về đoàn kết tình quân dân gắn bó”, lời tuyên bố dõng dạc, hùng hồn của Thiếu tá Trịnh Xuân Huân, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa (đảo Trường Sa Lớn) cũng là tinh thần mà chúng tôi cảm nhận được khi đến các đảo trên quần đảo Trường Sa thân yêu.

Theo chia sẻ của Đại tá Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa, Trưởng đoàn công tác: Sau giải phóng, đời sống của cán bộ, chiến sỹ trên đảo vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Đó là những hòn đảo hoang sơ, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nước ngọt, lương thực đều phải phụ thuộc vào đất liền. Còn hiện nay, dù nơi đảo xa khí hậu vẫn khắc nghiệt, nắng gió quanh năm với làn muối biển mặn chát nhưng Trường Sa đã to, đẹp và vững chãi. Đi giữa biển khơi mênh mông, cách vài hải lý, chúng tôi đã òa lên khi nhìn thấy xa xa những ngọn hải đăng, những ngôi nhà được sơn màu vàng nổi bật, sững sừng giữa biển. Xung quanh đảo, những chiếc thuyền vươn khơi với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới đang neo đậu sau một đêm dài đánh bắt cá. Đảo của ta chính là điểm tựa vững chắc để dân cư vươn khơi bám biển.

Đến Trường Sa Đông, chúng tôi hào hứng rảo bước trên những rạn san hô để nhặt vỏ ốc và ngắm biển trời của Tổ quốc. Biển xanh thẫm, sóng vỗ rì rào, còn bãi san hô cũng đẹp độc đáo, với vỏ ốc to nhỏ, nhiều hình dáng khác nhau. Đẹp là vậy nhưng bãi san hô này chỉ có muối mặn, không có chất dinh dưỡng để thực vật phát triển. Ấy vậy mà, đâu đâu trên đảo Trường Sa Đông cũng có những cây bàng ta, bàng vuông, cây nho biển cao lớn, tỏa bóng xanh mát. Kỳ tích hơn, nơi đây lại có vườn rau xanh tốt đến kinh ngạc, với nhiều loại rau thân thuộc trong đất liền như mồng tơi, rau muống và nhiều loại rau thơm. Thì ra, với những chậu đất màu được mang ra từ đất liền và nguồn nước ngọt đảm bảo từ hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt đã giúp cán bộ, chiến sỹ tăng gia sản xuất, đảm bảo có đủ rau xanh phục vụ bữa ăn hàng ngày.

Đảo đã xanh tươi tràn đầy sức sống và càng vững chắc hơn với những người lính ngày đêm canh giữ biển trời, thề chiến đấu, hy sinh để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Sự quyết tâm đó, chúng tôi cảm nhận trong ánh mắt đau đáu nhìn về biển trời Tổ quốc của cán bộ, chiến sỹ. Trong hành trình đến thăm các đảo, được gặp gỡ, trò chuyện với những người lính, đặc biệt là những chiến sỹ tuổi mới mười tám đôi mươi, được công tác tại Trường Sa không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn là mơ ước từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tại đảo Trường Sa Lớn, tôi gặp chiến sỹ Vũ Đức Tuấn, một người con của Hòa Bình. Tuấn năm nay 22 tuổi, sinh ra và lớn lên ở xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Đồng hương gặp gỡ ở ngay trái tim của quần đảo Trường Sa, chúng tôi vui mừng khó tả. Tuấn kể, mới ra đảo cũng nhớ nhà nhưng được ra Trường Sa làm nhiệm vụ là niềm mơ ước từ nhỏ. Sau nửa năm công tác, qua trải nghiệm thực tế, rồi tìm hiểu lịch sử, truyền thống của Trường Sa, em càng thêm yêu biển đảo của Tổ quốc. "Ở nhà bố, mẹ cứ yên tâm, con ở ngoài này luôn được các chú, các anh yêu thương, giúp đỡ. Con hứa sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao” - Tuấn nhờ chuyển lời khi chúng tôi rời Trường Sa Lớn để tiếp tục hành trình.

"Đảo là nhà, biển cả là quê hương”, giữa trùng khơi mênh mông không chỉ có những người lính ngày đêm chắc tay súng canh giữ biển trời, mà còn có những người dân, những người canh đèn hải đăng, những y, bác sỹ, giáo viên. Họ đang từng ngày xây dựng và bảo vệ Trường Sa anh hùng, hiên ngang giữa trùng khơi.

Viết Đào


Các tin khác


Những năm tháng không quên của Anh hùng Phạm Minh Giám

(HBĐT) - Trong căn phòng nhỏ đơn sơ chỉ có vài vật dụng thiết yếu, góc trân quý nhất đối với ông Phạm Minh Giám, tổ 25, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) là bức tường treo tấm ảnh đen trắng người lính cầm súng bị hoen mờ được phóng to. Bức ảnh đã được sử dụng trong nhiều tài liệu lịch sử liên quan đến chiến dịch mùa khô 1971 – 1972, và những chiến công hiển hách của quân tình nguyện Việt Nam tại mặt trận Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng (Lào). Bức ảnh đề nội dung: Chiến sỹ Phạm Minh Giám, c24e866 một mình đánh cao điểm 1433 (Đông nam Long Chẹng).

"Tất cả vì miền Nam ruột thịt" - Bài cuối: Non sông một dải

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với 5 cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn bằng những bước chân thần tốc, táo bạo, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới, quyết chiến đã giành lấy toàn thắng. Miền Nam được giải phóng, non sông một dải, Sài Gòn được giữ gần như nguyên vẹn và ta nhanh chóng tiếp quản thành phố.

"Tất cả vì miền Nam ruột thịt" - Bài 2: Sống mãi ký ức hào hùng

Tháng Tư lịch sử, bao nhiêu ký ức, kỷ niệm về Ngày giải phóng miền Nam lại xếp lớp dày đặc trong tâm trí những người khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, nhận lấy danh xưng người lính Bộ đội Cụ Hồ.

"Tất cả vì miền Nam ruột thịt" - Bài 1: Dốc toàn lực cho tiền tuyến

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đưa đến non song gấm vóc, đất nước liền một dải. Làm nên thắng lợi đó có sự đóng góp to lớn của quân dân miền Bắc khi trở thành nền, thành gốc cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

"Đội quân tóc dài" trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Bài 2: Vang danh nữ "bộ đội Thu Hà"

"Bộ đội Thu Hà” là đơn vị nữ vũ trang đầu tiên của tỉnh Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và được phát triển chuyên nghiệp tiếp nối thời kỳ "đội quân tóc dài” sinh ra trong phong trào Đồng Khởi. Tính kiên cường, khí phách của đơn vị nữ lực lượng vũ trang này đã có tác động mạnh mẽ đến các lực lượng kháng chiến khác khi cùng hợp sức chiến đấu chống giặc cứu nước và giành toàn thắng cho quê hương xứ dừa Bến Tre.

"Đội quân tóc dài" trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

"Đội quân tóc dài" ra đời từ chiếc nôi của phong trào Đồng Khởi trên xứ dừa Bến Tre ngày 17/1/1960, là tên gọi của lực lượng đấu tranh chính trị trực diện của phụ nữ tham gia trong thời kỳ Đồng Khởi. "Đội quan tóc dài" sau khi xuất hiện đã đưa phong trào đấu tranh của phụ nữ Việt Nam lên một tầm cao mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục