(HBĐT) - Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phóng khoáng, từ cánh rừng nguyên sinh, hang động kỳ vĩ, hồ nước thơ mộng đến thác đổ, ruộng bậc thang, đèo dốc quanh co. Nền văn hóa Hòa Bình đặc sắc được ví như "miền đất sử thi" cùng kho tàng sử thi, truyện thơ, huyền thoại, mái nhà sàn truyền thống, tập quán hiếu khách... Du lịch Hòa Bình đang được "đánh thức" nhờ vào những tiềm năng, lợi thế, những sắc màu đa dạng, quý giá này.
Bài 1 - Tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa
Văn hóa cộng đồng các dân tộc Hòa Bình tạo sức hút đối với du khách tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch Hòa Bình tại Hà Nội, năm 2021.
Kể từ khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đến nay, tỉnh đã nỗ lực triển khai, đồng thời có nhiều giải pháp để xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Du lịch đã, đang tích cực đồng hành để văn hóa Hòa Bình được tôn vinh, trở thành động lực phát triển.
Góp phần phát huy, bảo tồn văn hóa
Trong 4 vùng Mường rộng lớn khi xưa, Mường Bi là vùng đứng đầu tiên (Bi, Vang, Thàng, Động), được ví như cái nôi của nền văn hóa Mường Hòa Bình. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di vật khảo cổ có giá trị tiêu biểu đã, đang được giới khoa học nghiên cứu. Đặc biệt, kể từ năm 2008, làng Mường cổ xóm Ải, nay là xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được Bộ VH-TT&DL công nhận là 1 trong 20 làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người. Đồng thời, lựa chọn đầu tư dự án "Bảo tồn, tôn tạo làng truyền thống tiêu biểu dân tộc Mường". Đây là động thái quan trọng gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa giàu bản sắc.
Văn hóa làng Mường cổ với những ngôi nhà sàn có kiến trúc đặc trưng, các di sản văn hóa phi vật thể như mo Mường, chiêng Mường, dân ca, dân vũ, nơi khởi nguồn các lễ hội văn hóa truyền thống tiêu biểu như lễ hội Khai hạ, lễ hội Chiêng Mường, lễ cơm mới... là nền tảng để xóm Lũy Ải hình thành và phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Từ một nơi không có nhiều người biết đến, bản Mường Lũy Ải trở thành điểm đến nổi tiếng, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ về văn hóa. Đối tượng khách đến với điểm du lịch này chủ yếu là khách quốc tế, nhóm gia đình nghỉ dưỡng cuối tuần, học sinh, sinh viên... Ngoài khám phá bản làng, những danh thắng thiên nhiên, du khách có dịp trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mang tính đặc thù, tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán, ở nhà sàn, uống rượu cần, sinh hoạt cùng người dân, nấu ăn, làm ruộng, đánh bắt cá, trồng rau, đan lát, thưởng thức ẩm thực xứ Mường... Cho đến hiện tại, bản Mường xóm Lũy Ải đang là điểm đến thu hút nhiều du khách nhất xứ Mường Bi. Ngoài cốt lõi là bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nơi đây còn xây dựng được cảnh quan môi trường nông thôn sạch đẹp, góp phần khai thác tiềm năng DLCĐ hiệu quả, bền vững.
Ngược lên huyện vùng cao Mai Châu, du khách có dịp tìm hiểu, khám phá nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Thái, Mông. Ngoài một số bản DLCĐ của người Thái đã phát triển khá lâu như bản Lác - xã Chiềng Châu, bản Văn, bản Pom Coọng - thị trấn Mai Châu, bản Bước - xã Xăm Khòe, gần đây, một số hộ đồng bào Mông ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã tiên phong làm DLCĐ. Anh Phàng A Páo, hộ làm DLCĐ xóm Chà Đáy, xã Pà Cò cho rằng: Để làm du lịch nhất thiết phải giữ bản sắc văn hóa. Các hộ làm DLCĐ ở bản đang phát huy điều đó, mang đến cho khách những trải nghiệm được ngủ, nghỉ trong những ngôi nhà truyền thống, thưởng thức ẩm thực dân dã, cùng tham gia các hoạt động: dệt thổ cẩm, vẽ sáp ong, hái chè, làm giấy dó thủ công, giã bánh dày, chơi những trò chơi dân gian...
Theo đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL, bên cạnh lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên thì văn hóa, nhân văn chính là tài nguyên vô giá để tỉnh phát huy, khai thác phát triển du lịch. Ngược lại, du lịch góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa. Minh chứng rõ nhất là cùng với sự hình thành các bản làng DLCĐ, nhiều phong tục, tập quán đẹp của các dân tộc được phát huy, nhiều di vật cổ được lưu giữ. Ở một số vùng đồng bào dân tộc Thái, Mông (Mai Châu), Mường (Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong), Tày, Dao (Đà Bắc), người dân không chỉ mặc trang phục truyền thống vào các ngày lễ, Tết, dịp lễ hội hay các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ mà còn duy trì nét đẹp đó hàng ngày. Chỉ với chi tiết nhỏ này nhưng lại có sức hấp dẫn lớn về du lịch.
Giới thiệu, quảng bá văn hóa Hòa Bình
Vào tháng 1/2021, Ngày hội Văn hóa - Du lịch Hòa Bình, một chương trình quảng bá du lịch quy mô lớn của tỉnh đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Cùng với sự kiện này, vùng đất cửa ngõ Tây Bắc có bề dày lịch sử, văn hóa với nền "Văn hóa Hòa Bình" nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, tươi đẹp được quảng bá rộng khắp. Đây cũng là dịp giới thiệu không gian văn hóa, trưng bày triển lãm ảnh văn hóa - du lịch, trình diễn nghề truyền thống, các món ẩm thực xứ Mường, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trò chơi dân gian. Đặc biệt, màn trình diễn chiêng Mường của 100 nghệ nhân trên tuyến phố đi bộ Hồ Gươm đã gây ấn tượng mạnh đối với du khách trong nước, quốc tế.
Trước đó, nhiều sự kiện giới thiệu, quảng bá văn hóa cũng được triển khai như: Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch cấp huyện; Tuần Văn hóa, Du lịch Hòa Bình năm 2019... Nhằm xây dựng thương hiệu văn hóa, du lịch Hòa Bình, nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục, duy trì tổ chức hàng năm như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đền Bờ, lễ hội Xên Mường, lễ hội Mường Động... Bản sắc văn hóa còn được giới thiệu tới du khách qua các hoạt động kích cầu du lịch, sự kiện Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh Tây Bắc.
Mặt khác, DLCĐ phát triển cũng là hạt nhân quan trọng trong góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa đến với du khách. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 20 xóm, bản DLCĐ, nhiều nhất ở huyện Mai Châu với 7 điểm, huyện Đà Bắc 4 điểm, huyện Tân Lạc 3 điểm... Thông qua làm du lịch, du khách hiểu thêm về văn hóa vật thể, phi vật thể, nhất là phong tục tập quán, lời ăn, tiếng nói, trang phục, đời sống sinh hoạt... của người dân bản xứ. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tham gia lễ hội kích cầu du lịch được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Tiếp đó, tại sự kiện Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2021, không gian văn hóa - du lịch, sản phẩm hàng hóa đặc trưng, triển lãm ảnh đẹp và biểu diễn nghệ thuật giới thiệu sắc màu văn hóa Hòa Bình sẽ có cơ hội quảng bá. Đây cũng là năm diễn ra sự kiện kỷ niệm 135 năm ngày thành lập tỉnh, trong đó có liên hoan làng DLCĐ toàn quốc tại Hòa Bình. Trong bất cứ chương trình, hoạt động du lịch nào, nền văn hóa Hòa Bình đậm đà bản sắc dân tộc cũng là điểm nhấn mang sức hấp dẫn lớn, được yêu mến và tôn vinh.
(Còn nữa)
Bùi Minh
(HBĐT) - Theo Quyết định số 993/QĐ-UBND, ngày 15/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành cấp tỉnh trên các tuyến giao thông đường bộ, cửa ngõ vào tỉnh để phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Mỗi chốt 13 đồng chí, gồm lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh, Công an huyện, Cảnh sát cơ động, cán bộ ngành Y tế, Thanh tra giao thông.
(HBĐT) - Đến năm 2000, nhờ ánh sáng Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được sự quan tâm của các cấp, ngành, mo Mường dần được khôi phục và được công nhận. Kể từ đó, những lời mo, áng mo có cơ hội nâng tầm và phát triển.
Bài 2 - Để mo Mường xứng tầm di sản
(HBĐT) - Cùng với tiếng chiêng, mo Mường luôn giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Mường Hoà Bình. Mo gắn liền với cuộc đời con người từ khi sinh ra cho đến khi sang thế giới bên kia. Người Mường sinh ra có lời mo mụ để báo cáo với bà mụ và xin mụ độ trì cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn; mo hai bát cơm để người đi học, đi làm xa lên đường thuận lợi, gặp nhiều may mắn; mo thanh minh hàng năm cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, làm ăn phát tài phát lộc; mo ma đưa linh hồn người đã khuất về với Mường trời…
Bài 1: Những nốt trầm của "bản nhạc” mo Mường
(HBĐT) - Với những giải pháp, cách làm cụ thể, sáng tạo, linh hoạt, những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị đã đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh thực sự đi vào nề nếp, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Từ đó xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu với cách làm hay, việc làm tốt, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, KT-XH đã đề ra.
(HBĐT) - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các chi, Đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các chương trình hành động đề ra gắn với thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, tham gia phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Yên Thủy giai đoạn 2016 - 2020 (theo giá cố định năm 2010) đạt 7,84%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người tăng 69,05%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,9%. Huyện đạt 5/10 xã nông thôn mới (NTM).
Bài 2 - Hiệu quả thiết thực từ việc học và làm theo Bác Hồ
(HBĐT) - Nhận thức việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, xác định là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị, ngay sau khi Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được ban hành, BTV Huyện ủy Yên Thủy đã xây dựng, ban hành Kế hoạch số 45-KH/HU, ngày 13/9/2016 về thực hiện Chỉ thị số 05. Huyện đã tổ chức học tập, quán triệt trong toàn Đảng bộ; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc xây dựng kế hoạch học tập và làm theo Bác, trong đó chú trọng lựa chọn nội dung phù hợp, sát tình hình thực tế để đưa việc học tập, làm theo Bác trở thành nhiệm vụ thường xuyên; giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống người dân, dư luận Nhân dân quan tâm…
Bài 1 - Quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo