(HBĐT) - Kể từ sau tái lập tỉnh, ngành du lịch đã phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển. Hoạt động du lịch ngày càng thể hiện hiệu quả KT-XH rõ nét, góp phần tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường... Đồng thời, khai thác tốt lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, đổi mới tư duy, sáng tạo cách làm.

Bài 2 - Bức tranh kinh tế du lịch




Khu du lịch hồ Hòa Bình với nhiều điểm đến hấp dẫn vẽ lên bức tranh kinh tế du lịch sôi động.


Đổi thay trên những bản làng du lịch cộng đồng


Mới đây, chúng tôi có dịp trở lại bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc). Không khỏi ngỡ ngàng trước những thay đổi của bản Mường từ khi làm du lịch cộng đồng (DLCĐ). Anh Bùi Văn Hiện, chủ homestay Văn Hiện chia sẻ: Trước đây, bà con trong bản chỉ trông vào nghề rừng và khai thác thủy sản trên hồ Hòa Bình, kinh tế chủ yếu tự túc, tự cấp. Thực hiện chủ trương phát triển du lịch, được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh cùng một số nhà đầu tư, 7 hộ dân trong bản đã mạnh dạn phát triển loại hình homestay đón khách. Phát huy những gì được thiên nhiên ban tặng, như động Hoa Tiên, vịnh Ngòi Hoa... cùng bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc Mường qua kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, trang phục, nghề truyền thống..., bản Ngòi đã trở thành một trong những điểm du lịch văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nước. Cũng từ đây, đời sống của người dân bản Mường cải thiện hơn, bình quân thu nhập đầu người tăng đáng kể. Du lịch phát triển kéo theo các loại hình dịch vụ khác, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Bản sắc văn hóa cũng chính là sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất được đồng bào dân tộc Dao ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) khai thác. Từng là một nơi hoang vu, hẻo lánh, ít người biết tới, đường sá đi lại khó khăn, bản của cộng đồng người Dao nơi đây đã trở thành cái tên quen thuộc trên bản đồ du lịch khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình. Anh Lý Văn Thu, chủ homestay Thành Chung nhớ lại: Mấy năm trước, nguồn thu nhập của người dân phụ thuộc vào trồng lúa, chè và nuôi con lợn, con gà. Giờ thì khác, được hỗ trợ vốn vay, thay đổi tư duy, ai trong xóm cũng muốn làm du lịch. Đến nay, bản đã tổ chức hoạt động đón khách du lịch khá chuyên nghiệp, có các tổ tiếp đón, hướng dẫn viên, tổ ẩm thực, tổ đội văn nghệ... Thông qua con đường du lịch, các sản phẩm nông nghiệp do bà con trong bản làm ra có sức tiêu thụ tốt hơn, bán được giá; hộ kinh doanh homestay có nguồn khách ổn định, tăng thu nhập đáng kể. Khoảng 50 hộ dân trong bản tham gia các hoạt động DLCĐ.

Theo đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, kinh tế du lịch đã tạo diện mạo tươi sáng ở các xóm, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Minh chứng sinh động nhất là trên KDL hồ Hòa Bình trải dài 21 xã của các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và TP Hòa Bình, với 6 dân tộc chính: Mường, Thái, Kinh, Tày, Dao, Mông. Trước năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ở các xã thuộc KDL hồ Hòa Bình thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh, đến nay khoảng cách đã thu hẹp lại. So với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch ở KDL hồ Hòa Bình chiếm tỷ trọng cao hơn.

Phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bên cạnh việc triển khai đề án tái cơ cấu ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và đề án phát triển du lịch của các huyện, thành phố, ngành VH-TT&DL đã thực hiện công tác cải cách hành chính, tạo thuận lợi về thủ tục đầu tư, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh để thu hút đầu tư phát triển du lịch, tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Thực hiện chính sách hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia phát triển kinh tế du lịch, tạo việc làm, nâng cao đời sống Nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Hòa Bình, diễn đàn cho các nhà đầu tư...

Đến nay, hạ tầng du lịch kết nối giữa các khu, điểm du lịch trên địa bàn với các tỉnh trong khu vực được quan tâm nâng cấp, đầu tư mở rộng. Thu hút một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hòa Bình lập dự án đầu tư phát triển du lịch như: Dự án cáp treo và khu phức hợp giải trí sân golf tại TP Hòa Bình; khu nghỉ dưỡng Mai Đà Resort và dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Hiền Lương (Đà Bắc); khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình và KDL sinh thái Hồ Gươm Sông Đà (Tân Lạc); KDL nghỉ dưỡng sinh thái Hoàng Sơn (Lạc Sơn). Tỉnh đang tập trung ưu tiên một số tập đoàn lớn như: Sun Group, Tân Hoàng Minh, FLC nghiên cứu, khảo sát, lập các dự án quy mô lớn, chất lượng cao tại KDL hồ Hòa Bình và huyện Kim Bôi, Lạc Sơn theo quy hoạch.

Toàn tỉnh hiện có 72 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch còn hiệu lực, chiếm 12,2% tổng số dự án đầu tư trên địa bàn, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 20.594 tỷ đồng. Chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao. Hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái mới: Mai Châu Hideaway, Mai Châu Ecolodge, Ba Khan Village Resort (Mai Châu), KDL nghỉ dưỡng hồ Dụ và KDL sinh thái nghỉ dưỡng Sunset (Lương Sơn); Serena Resort và An Lạc Ecofarm and Hot Springs (Kim Bôi); Hilltop Valley Golf Club (TP Hòa Bình). Một số điểm DLCĐ được xây dựng như: Đá Bia, Suối Hoa, Mó Hém, Ké... KDL hồ Hòa Bình đã mở tuyến du lịch đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Đà, xây dựng chương trình nghỉ dưỡng cuối tuần, chương trình trải nghiệm trên hồ, hướng TP Hòa Bình đi Đà Bắc. Khai thác tuyến du lịch đường thủy từ cảng du lịch Tuần Châu (Quảnh Ninh) đến TP Hòa Bình và tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà, từ KDL hồ Hòa Bình đến cảng Tà Hộc (Sơn La) lên tỉnh Điện Biên, Lai Châu.

Theo báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 30/12/2016 của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch Hòa Bình đang từng bước đạt được các tiêu chí cơ bản để trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong đó, cơ bản đạt các mục tiêu thu hút nguồn lực trên 4,1 nghìn tỷ đồng đầu tư vào du lịch. Số cơ sở lưu trú du lịch đạt trên 4.000 phòng, tạo việc làm cho khoảng 14.000 lao động, trong đó có trên 4.000 lao động trực tiếp có chuyên môn, nghiệp vụ. Đáng chú ý, KDL hồ Hòa Bình bước đầu đạt một số điều kiện trở thành KDL quốc gia. Mai Châu trở thành KDL cấp tỉnh. Lượng khách du lịch và tổng thu từ du lịch của tỉnh có mức tăng trưởng bình quân khá tốt, đạt trên 10%/năm, chỉ giảm riêng trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Du lịch của tỉnh được định hướng phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó, phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Phát triển theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy văn hóa, tiềm năng, lợi thế của địa phương và xây dựng nông thôn mới. Chú trọng khai thác thị trường vùng Thủ đô Hà Nội, song song với mở rộng thị trường trong nước, quốc tế...  

   
Bùi Minh

Các tin khác


Giữ hồn cốt cho “miền đất sử thi”

(HBĐT) - Xác định công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là việc cần làm, nên làm để giữ hồn cốt văn hóa dân tộc, những năm qua, tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cuộc sống đương đại.

Ghi ở chốt “nóng”

(HBĐT) - Theo Quyết định số 993/QĐ-UBND, ngày 15/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành cấp tỉnh trên các tuyến giao thông đường bộ, cửa ngõ vào tỉnh để phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Mỗi chốt 13 đồng chí, gồm lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh, Công an huyện, Cảnh sát cơ động, cán bộ ngành Y tế, Thanh tra giao thông.

Mo Mường - hành trình tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Đến năm 2000, nhờ ánh sáng Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được sự quan tâm của các cấp, ngành, mo Mường dần được khôi phục và được công nhận. Kể từ đó, những lời mo, áng mo có cơ hội nâng tầm và phát triển.

Bài 2 - Để mo Mường xứng tầm di sản 

Mo Mường - hành trình tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Cùng với tiếng chiêng, mo Mường luôn giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Mường Hoà Bình. Mo gắn liền với cuộc đời con người từ khi sinh ra cho đến khi sang thế giới bên kia. Người Mường sinh ra có lời mo mụ để báo cáo với bà mụ và xin mụ độ trì cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn; mo hai bát cơm để người đi học, đi làm xa lên đường thuận lợi, gặp nhiều may mắn; mo thanh minh hàng năm cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, làm ăn phát tài phát lộc; mo ma đưa linh hồn người đã khuất về với Mường trời…

Bài 1: Những nốt trầm của "bản nhạc” mo Mường

Thực hiện Chỉ thị số 05: Rạng rỡ những đóa hoa dâng Bác

(HBĐT) - Với những giải pháp, cách làm cụ thể, sáng tạo, linh hoạt, những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị đã đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh thực sự đi vào nề nếp, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Từ đó xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu với cách làm hay, việc làm tốt, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, KT-XH đã đề ra.

Huyện Yên Thủy: Chuyển biến tích cực sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05


(HBĐT) - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các chi, Đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, đơn vị quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các chương trình hành động đề ra gắn với thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, tham gia phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Yên Thủy giai đoạn 2016 - 2020 (theo giá cố định năm 2010) đạt 7,84%; giá trị tăng thêm bình quân đầu người tăng 69,05%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,9%. Huyện đạt 5/10 xã nông thôn mới (NTM).
Bài 2 - Hiệu quả thiết thực từ việc học và làm theo Bác Hồ 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục