(HBĐT) - Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh hoạt động SX-KD có hiệu quả; tập trung thu hút các DN có năng lực đến đầu tư tại tỉnh, góp phần tạo nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH. Đó là mục tiêu xuyên suốt của tỉnh đã đặt ra. Mục tiêu cụ thể theo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đề ra trong năm 2021 là: Phấn đấu cải thiện, tăng chỉ số xếp hạng tối thiểu 3 bậc so với năm 2020. Các chỉ số thành phần được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng, trong đó thứ hạng của các chỉ số thành phần phấn đấu tăng tối thiểu 3 bậc so với năm 2020.

 Bài 3 - Hiện thực hóa khát vọng trở thành điểm đến tin cậy của nhà đầu tư

>> Bài 1 - Nỗ lực nâng cấp môi trường đầu tư

>> Bài 2 - Thẳng thắn nhận diện, đối mặt với hạn chế

 

Vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, Nhà máy chế biến lâm sản của Công ty CP Sơn Thủy, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) sản xuất, kinh doanh ổn định, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Để hiện thực hóa, một trong những nhiệm vụ trọng tâm UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện là các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của cơ quan, đơn vị mình để cải thiện những chỉ số có thứ hạng chưa cao, như: Chi phí không chính thức, chi phí thời gian, tiếp cận đất đai... Khẩn trương hoàn thành, công khai Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất…, trong đó, cần xác định rõ các vị trí có lợi thế để kêu gọi, thu hút đầu tư. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, thủ tục pháp lý để nhà đầu tư (NĐT) có thể triển khai ngay dự án sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số PCI tỉnh, từ góc nhìn của chính quyền cấp huyện, đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy cho rằng: Muốn thay đổi đánh giá của các DN và thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư thì mỗi chúng ta phải nghiên cứu, trên cơ sở đó tự điều chỉnh trong công tác chỉ đạo, rút kinh nghiệm. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng công vụ của cán bộ, công chức thực thi các nhiệm vụ liên quan đến thủ tục hành chính (TTHC) thuộc các lĩnh vực thu hút đầu tư nhằm ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu DN. Các TTHC xử lý thông qua môi trường mạng cần được thực hiện triệt để, đặc biệt là áp dụng dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Những TTHC như cấp phép đầu tư của DN được Sở KH&ĐT xin ý kiến về chủ trương, nếu quan điểm của huyện đồng ý thì nên cho ý kiến luôn và không đồng ý cũng phải sớm cho ý kiến để DN biết, xử lý. Nội dung này cần được các cấp và các sở, ngành quan tâm, có như vậy thời gian cấp phép mới được rút ngắn, đảm bảo cho hoạt động của DN trong thời gian đề nghị đầu tư.

Nhằm tạo sự đột phá trong phát triển, UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, chuẩn bị đầu tư của các dự án trọng điểm, có tác động lớn tới sự phát triển KT-XH của tỉnh. Đồng thời, quan tâm thu hút các NĐT chiến lược nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư và góp phần thu hút các NĐT khác đến nghiên cứu, đầu tư vào tỉnh. Rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, không triển khai, dự án có dấu hiệu giữ đất, chờ cơ hội để chuyển nhượng, dự án vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư.

Các sở, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN phục hồi SX-KD, khắc phục tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với tinh thần các cấp, ngành đồng hành cùng DN. Đa dạng hình thức đối thoại, tăng cường đối thoại mở với DN theo hình thức chuyên đề, thiết thực và giải quyết đến cùng những vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng các buổi đối thoại. Hỗ trợ tối đa các NĐT trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Rà soát, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng chồng chéo, DN bị thanh tra, kiểm tra nhiều lần trong năm.

Với quyết tâm chính trị cao, ngày 31/3/2021, UBND tỉnh đã có Quyết định số 679/QĐ-UBND về ban hành Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (DDCI) tỉnh Hòa Bình, áp dụng thử nghiệm trong năm 2021. Việc áp dụng Bộ chỉ số DDCI để đánh giá năng lực của chính quyền cấp huyện và các sở, ngành của tỉnh trên góc độ điều hành, tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh và cho hoạt động của DN tại địa phương. Theo đó, Bộ chỉ số DDCI gồm 9 chỉ số thành phần là: Gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép; tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng; chất lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa; tính năng động; chi phí thực hiện TTHC và tuân thủ quy định pháp luật; chi phí không chính thức; hỗ trợ SX-KD; hiệu lực thực thi pháp luật, thiết chế pháp lý và ANTT; tiếp cận đất đai (áp dụng đối với cấp huyện).

UBND tỉnh đã giao Hiệp hội DN tỉnh xây dựng kế hoạch khảo sát, tổ chức khảo sát, hoàn chỉnh phiếu đánh giá, báo cáo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp huyện, các sở, ngành trong năm 2021 (thử nghiệm), làm cơ sở để xem xét, rút kinh nghiệm và việc tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo. Thông tin từ Hiệp hội DN tỉnh, Hiệp hội đã tích cực triển khai các phần việc. Theo kế hoạch, Hiệp hội sẽ thực hiện trên tinh thần thử nghiệm, phát 100 phiếu đến các DN, sau đó thu về để xem xét sự đánh giá của DN đối với Chỉ số PCI và Chỉ số DDCI có phù hợp. Đến khoảng tháng 10 dự kiến triển khai phát phiếu rộng rãi trên toàn tỉnh và tháng 12 sẽ tổng kết, căn cứ vào đó báo cáo UBND tỉnh để có cơ sở xem năm sau, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố Chỉ số PCI có phù hợp với thực tế đánh giá của DN trong tỉnh, qua đó có sự điều chỉnh, cùng DN tháo gỡ khó khăn.

Có thể nói, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao thứ hạng, điểm số PCI đang nhận được sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và cộng đồng DN. Vào cuối năm 2020, chia sẻ về nhiệm vụ này của tỉnh, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam nêu quan điểm: Để tăng cường thu hút đầu tư, Hòa Bình cần nỗ lực hơn trên cả 2 mặt trận. Thứ nhất là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong đó, lãnh đạo tỉnh là chủ đạo và DN phải chung tay. Thứ hai là phát triển cộng đồng DN kinh doanh có hiệu quả, trách nhiệm cao, ở đây, vai trò chủ trì là Hiệp hội DN tỉnh và chính quyền thì chung tay. Cùng với đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải cắt giảm gánh nặng chi phí tuân thủ của DN, đặc biệt là chi phí không chính thức, tập trung vào một số lĩnh vực mà DN cho biết phiền hà nhất như đất đai, thuế. Quan tâm rà soát các quy trình TTHC liên ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh kỳ vọng sớm hiện thực hóa khát vọng đưa Hòa Bình trở thành điểm đến tin cậy của NĐT và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là: Tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025 mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc.

Hoàng Nga

Các tin khác


Mường Động trước cơ hội bứt phá

(HBĐT) - Cán bộ và Nhân dân quê hương Mường Động (Kim Bôi) đang triển khai những hành động cụ thể, huy động tốt các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề về quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư khai thác tốt lợi thế, phát triển theo định hướng du lịch chất lượng cao, phát triển nông nghiệp gắn kết với thị trường, cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống người dân.

Tưng bừng Ngày hội non sông - lá phiếu gửi trọn niềm tin 

(HBĐT) - Hòa chung không khí của ngày hội non sông - ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đúng 7h, Chủ nhật 23/5, gần 64 vạn cử tri tỉnh ta náo nức thực hiện quyền bầu cử.

Những cuộc tổng tuyển cử đầu tiên: Ký ức không thể nào quên

(HBĐT) - Tháng 4/2021, cụ bà Bùi Thị Chạ (SN 1920) ở xóm Má 2, xã Bắc Phong (Cao Phong) bước sang tuổi 101. Khi được nghe cán bộ xã, xóm đến tuyên truyền về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND, cụ phấn khởi bảo năm nay vẫn sẽ tự tay bỏ lá phiếu bầu cho những người có tài, có đức, đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri tại cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước và cơ quan dân cử địa phương.

Giữ hồn cốt cho “miền đất sử thi”

(HBĐT) - Xác định công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là việc cần làm, nên làm để giữ hồn cốt văn hóa dân tộc, những năm qua, tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cuộc sống đương đại.

Ghi ở chốt “nóng”

(HBĐT) - Theo Quyết định số 993/QĐ-UBND, ngày 15/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh thành lập 5 chốt kiểm soát liên ngành cấp tỉnh trên các tuyến giao thông đường bộ, cửa ngõ vào tỉnh để phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Mỗi chốt 13 đồng chí, gồm lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh, Công an huyện, Cảnh sát cơ động, cán bộ ngành Y tế, Thanh tra giao thông.

Mo Mường - hành trình tới di sản văn hóa thế giới

(HBĐT) - Đến năm 2000, nhờ ánh sáng Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, được sự quan tâm của các cấp, ngành, mo Mường dần được khôi phục và được công nhận. Kể từ đó, những lời mo, áng mo có cơ hội nâng tầm và phát triển.

Bài 2 - Để mo Mường xứng tầm di sản 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục