(HBĐT) -Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Bi, Vang, Thàng, Động”. Mỗi vùng có những nét văn hóa chung, riêng hòa quyện, tạo nên nền văn hóa Mường Hòa Bình đặc sắc. Trong bối cảnh mới, cán bộ, Nhân dân các vùng Mường đang thay đổi tư duy, nhận thức, cách làm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn cảnh quan môi trường, khai thác tiềm năng lao động, có những hành động cụ thể giải quyết khó khăn, vướng mắc để các vùng Mường bứt phá vươn lên phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp đổi mới.


Bốn vùng Mường hội tụ những sắc thái văn hóa tinh túy nhất là hồn cốt đất Mường Hòa Bình. Từ lâu nay, xác định rõ văn hóa là động lực phát triển, các vùng Mường đã có những hành động thiết thực bảo tồn, lưu giữ, giúp văn hóa Mường thăng hoa. Mường Bi - Tân Lạc là vùng Mường cổ, có nền văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc với những giá trị truyền thống được lưu giữ như: Mo Mường, chiêng Mường, hát ví, nhạc cụ dân tộc… Nhiều người dân lưu giữ được lịch Đoi, bộ lịch cổ xưa nhất của người Mường. Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có hồ Hoa (xã Suối Hoa) rộng hàng nghìn ha, nằm trong vùng lõi quy hoạch du lịch hồ Hòa Bình. Con người thật thà, đôn hậu, còn lưu giữ những nét văn hóa dân tộc Mường đặc sắc. Những lợi thế này đã, đang mở ra cơ hội lớn cho Tân Lạc phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh.



Khu du lịch Serena Resort, xã Sào Báy (Kim Bôi) cung cấp các sản phẩm du lịch chất lượng cao cho du khách.

Vùng đất Mường Vang - Lạc Sơn là huyện rộng và đông dân, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện, mến khách. Huyện đang chứng tỏ là địa phương tốp đầu trong việc lưu giữ những giá trị văn hóa vùng đất Mường như nhà sàn; bảo tồn, phát huy có chọn lọc giá trị mo Mường; bảo tồn di sản nghệ thuật hát thường đang, bộ mẹng, hát đúm của dân tộc Mường; khôi phục các lễ hội văn hóa, xây dựng các tổ, đội văn nghệ biểu diễn cồng chiêng tại nhiều xóm, bản. Bên cạnh nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng Mường Vang, mảnh đất Lạc Sơn rộng lớn, cảnh quan tươi đẹp, đồng ruộng phì nhiêu, sông núi hiền hòa, có rừng nguyên sinh, thác nước, nguời dân chân chất, hiền hòa đang là những tài nguyên du lịch quý giá được huyện chú trọng khai khác. Đồi Thung, xã Quý Hòa nằm ở độ cao trên 1.000 m, cảnh quan tuyệt đẹp, hùng vĩ, nên thơ, ruộng bậc thang xếp lớp mơ màng, khí hậu mát mẻ, có suối nước khoáng nóng là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn- Ngổ Luông, Bãi Nhạ (xã Ngọc Sơn) là thảo nguyên trên cao từng là địa điểm tổ chức dù lượn. Thác Mu (xã Tự Do) kỳ vĩ đang là địa điểm hướng tới của du khách xa gần. Huyện còn có nhiều sản phẩm nông nghiệp nức tiếng như gà Lạc Sơn, hạt dổi Chí Thiện, Chí Đạo, mật ong rừng Tự Do… trở thành những sản phẩm đặc trưng giúp xóa đói, giảm nghèo. 

Mường Thàng - Cao Phong là vùng đất tươi đẹp, trù phú, có sự tích "Vườn hoa núi Cối” là câu chuyện tình đẫm nước mắt và đẹp như trong mộng giữa cô gái người xuôi lên làm dâu ở xứ Mường. Có hồ Hòa Bình như vịnh Hạ Long trên núi mộng mơ, huyền ảo… Kim Bôi -  Mường Động sở hữu nguồn nước khoáng quý báu được coi là "vàng trắng", được biết đến từ thời Pháp thuộc là tiềm năng lớn và riêng có để huyện phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao...  

Cán bộ và Nhân dân 4 vùng Mường đã có nhiều nỗ lực vượt khó và đạt được hầu hết các chỉ tiêu phát triển KT-XH. Kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Các tiềm năng, lợi thế, hướng đi từng bước định hình. Mường Bi thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bước đầu hình thành vùng sản xuất bưởi đỏ ở các xã vùng thấp, cây su su, rau ôn đới ở các xã vùng cao, phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Mường Thàng - Dũng Phong tiên phong trong xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đưa mía vào đồng đất, phát triển vùng cam hàng hóa, phát triển các loại hình du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch cộng đồng. Mường Động có những bước đi hiệu quả trong chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, hình thành vùng sản xuất hàng hóa trồng bí đỏ, mướp đắng lấy hạt, trồng cây có múi, vùng cây ăn quả theo hướng liên kết giữa người dân với doanh nghiệp, hợp tác xã mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha…

Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, tiềm năng, lợi thế có nhiều, những kết quả đạt được là quan trọng, tuy nhiên, cả 4 vùng Mường cũng đứng trước những khó khăn lớn, đó là: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp còn cao, kết cấu hạ tầng yếu và thiếu, tỷ lệ đô thị, thu ngân sách Nhà nước nằm trong tốp thấp của tỉnh; vẫn còn những tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một phận cán bộ, Nhân dân. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các huyện đều nhận thức rõ thực tế này. Đảng bộ các huyện đã xác định rõ những yếu kém, đề ra những giải pháp cụ thể để tập trung chỉ đạo tạo bước đột phá trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. 

Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn Nguyễn Ngọc Điệp cho biết: Mường Vang là địa phương đất rộng, dân đông, xuất phát điểm thấp, được coi là "vùng trũng” thu hút đầu tư của tỉnh. Nhận thức được điều đó, Đảng bộ huyện chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất sạch để các doanh nghiệp, nhà đầu tư có sẵn mặt bằng triển khai dự án. Huyện thực hiện quan điểm xuyên suốt là đồng hành, hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư. Hành động thiết thực này đã góp phần củng cố niềm tin và thuyết phục các nhà đầu tư quyết tâm triển khai các dự án. Huyện đã kịp thời nắm bắt, xử lý hiện tượng mua gom đất của các cá nhân ở khu vực Đồi Thung, xã Quý Hòa đã củng cố thêm niềm tin của nhà đầu tư - Tập đoàn Sun Group quyết tâm khởi công dự án du lịch trong năm 2021.

Đảng bộ huyện Tân Lạc phân công các đồng chí lãnh đạo huyện trực tiếp phụ trách tháo gỡ khó khăn cho các dự án khu vực lõi hồ Hòa Bình, đồng hành với nhà đầu tư phát triển du lịch các xã vùng cao, triển khai các dự án phát triển công nghiệp ở vùng thấp. Đảng bộ huyện Kim Bôi tranh thủ các nguồn lực đầu tư, mời gọi những doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, sinh thái, đô thị, quản lý và khai thác nguồn suối khoáng "vàng trắng" và cảnh quan văn hóa, môi trường, xây dựng Mường Động trở thành trọng điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao của tỉnh. Xuất phát điểm thấp, nhưng có khát vọng đổi mới, mong muốn phát triển, cách làm thiết thực, các vùng Mường đang chuyển động, bứt phá vươn lên hòa nhịp đổi mới.

(Còn nữa)

Nhóm P.V Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục