(HBĐT) - Không chỉ còn xuất hiện đơn thuần trong lao động, đời sống mà ngày nay, dân ca Mường đang sống lại với nhiều sự sáng tạo "hợp thời” hơn trên nền tảng mạng internet. Nhờ đó, dân ca Mường trở thành món ăn tinh thần của người dân ở các bản Mường. Giờ đây, muốn nghe hát, xem hát Mường thì cứ bật ti vi lên là có!


Các nghệ nhân dân gian hát đối, ghi hình tại xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn).

Bước ngoặt bảo tồn dân ca Mường

Trước nguy cơ bị mai một, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã có nhiều nỗ lực với nhiều việc làm thiết thực để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, trong đó có nhiều cách làm hiệu quả trong bảo tồn dân ca Mường. Nổi bật nhất có lẽ là việc chú trọng thành lập các câu lạc bộ hát Mường, tổ chức cuộc thi hát trong lễ hội truyền thống ở các vùng Mường, nhất là dịp sau Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, dân ca Mường là lời ăn, tiếng nói hàng ngày được người Mường khéo léo "phổ nhạc” với những giai điệu, làn điệu truyền thống để giao tiếp, trao đổi tâm tư, tình cảm với không gian rộng mở, hết sức đời thường. Do đó, việc sân khấu hóa dù có ý nghĩa thiết thực trong bảo tồn, nhưng thật khó để các nghệ nhân phát huy hết sức sáng tạo, làm giàu thêm cho dân ca Mường. Vốn dĩ, dân ca Mường phải được chảy trong đời sống thường ngày như dòng chảy vốn có.

Xuất phát từ suy nghĩ, trăn trở đó, nhóm của ông Bùi Văn Nỏm,Bùi Huy Vọng, Bùi Tiến Ịn (Lạc Sơn) đã lăn lộn ở khắp các bản Mường để "đánh thức” những "thanh âm” trong trẻo nhất của những câu thường rang, hát đúm. Bằng cách tổ chức các buổi hát giao lưu, các ông đã tập hợp được nhiều nghệ nhân dân gian tham gia. Năm 2015, Nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng lập kênh Bùi Vọng để đăng tải video ghi lại các buổi giao lưu hát Mường lên mạng xã hội Youtube. Đây chính là bước ngoặt để lan tỏa tình yêu dân ca Mường đến người Mường không chỉ trong mà cả ngoài tỉnh.

Nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng chia sẻ, ông đã có thời gian dài mở quán internet nên có những hiểu biết nhất định về các mạng xã hội, nhất là Youtube - mạng chia sẻ video lớn nhất hiện nay. Do đó, ông đã tự mày mò học quay phim, các phần mềm biên tập video để sản xuất và đăng tải lên mạng xã hội. Những ngày đầu, những video dù chưa có chất lượng cao về hình thức, kỹ thuật, nhưng chính những câu hát ngọt ngào, sự đối đáp thông minh giữa các nghệ nhân đã khiến bà con ở khắp các Mường mê mẩn. Những video mà nghệ nhân đăng tải nhận được sự quan tâm ngày càng lớn, lứa tuổi xem nhiều nhất từ 30 - 70 tuổi. "Đã có clip đạt trên 1 triệu lượt xem. Hiện nay, tổng cả 2 kênh đạt trên 13 triệu lượt xem. Điều đó cho thấy người Mường rất yêu mến dân ca của dân tộc mình” - Nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng chia sẻ.

"Dạo" trên Youtube có thể thấy, ngoài kênh Bùi Vọng, Quách Lon đã thêm hàng chục kênh được lập và sáng tạo các nội dung liên quan đến văn hóa, đời sống của người Mường. Trong đó, khoảng 8 kênh Youtube chuyên sản xuất các video với chủ đề về dân ca Mường. Điển hình như các kênh: Người Mường bốn phương, Người Mường Thàng, Miền Tây Bắc... Như vậy, dân ca Mường đang "sống” lại mạnh mẽ, với màu sắc đa dạng hơn trên không gian mạng. Chỉ cần có thiết bị được kết nối mạng internet như điện thoại thông minh, ti vi, máy tính bảng là có thể nghe, xem hát Mường bất cứ lúc nào.

Những "cây hát”truyền cảm hứng

"Nhiều người hát hay, hát đối rất tài giỏi, cách ví khéo léo nên càng nghe càng cuốn hút. Các nghệ nhân thì hát ngày một hay hơn, như Quách Lon hát rất "ngọt” mà ví von khéo lắm” - đó là nhận xét của cụ Đinh Thị Ưu (78 tuổi), xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc) sau hơn 1 năm được xem hát Mường qua ti vi. Xưa, cụ Ưu cũng là "cây hát” có tiếng. Hai năm trở lại đây, xem hát Mường qua ti vi đã trở thành món ăn tinh thần của cụ mỗi ngày. Cụ bảo xem qua ti vi mới biết, không chỉ người Mường ở Hòa Bình mà ở Phú Thọ hay Thanh Hóa đều thích hát Mường và có nhiều người hát giỏi. Qua các video được đăng tải trên mạng, cụ thấy vui vì nhiều người cao tuổi, trẻ tuổi cũng thích nghe hát và tham gia các buổi giao lưu để cổ vũ cho các nghệ nhân.

Ở các xã vùng sâu, trong câu chuyện hàng ngày bà con nói với nhau có chủ đề về hát Mường. Họ bình luận về một cây hát mới xuất hiện với giọng ca nghe là lạ, hay đào sâu phân tích về những gương mặt quen thuộc. Những ngày thời tiết mưa gió, không đi làm công việc đồng áng thì hẹn nhau nghe hát Mường. Còn với những người hát giỏi, giờ đã có "đất diễn” để khoe giọng hát, đem lại niềm vui cho các Mường. Sau thời gian trình diện công chúng qua ti vi, không ít người trở nên nổi tiếng, có lượng người hâm mộ đông đảo. Theo Nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng, hiện có gần 100 nghệ nhân hát Mường đã xuất hiện trên các video đăng tải lên mạng xã hội Youtube. Tiêu biểu nhất là các nghệ nhân: Quách Lon, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn); Bùi Minh Tâm, xã Gia Mô (Tân Lạc); Bùi Lịch (Lạc Sơn)...

"Những nghệ nhân thường xuyên xuất hiện trên Youtube chỉ là phần nổi, ở các bản Mường còn rất nhiều nghệ nhân tài năng khác. Tất cả những gì mà chúng tôi đã, đang và sẽ làm là mong sao trả lại cho đời sống của người Mường tất cả những gì thuộc về dân ca Mường. Từ đó mọi người cùng nghe, thẩm thấu, thêm hiểu và yêu mến dân ca Mường. Điều đó góp phần bảo tồn văn hóa Mường trong nhịp sống đương đại và mãi mãi về sau” - Nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng chia sẻ.

Với nền tảng mạng internet phát triển và cái tâm của những người lặng thầm đi "khơi" lại dòng chảy dân ca Mường như Bùi Văn Nỏm, Bùi Huy Vọng, Quách Lon và nhiều nghệ nhân dân gian khác đã "khơi" những "điểm nghẽn" trong dòng chảy của dân ca Mường. Dân ca Mường không chỉ đang sống lại, mà có sức sống mạnh mẽ, là món ăn tinh thần hằng ngày của bà con các Mường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người trẻ chưa quan tâm, hiểu biết về những giá trị văn hoá đặc sắc này. Do đó, để dân ca Mường được bảo tồn, phát triển và trở thành di sản phi vật thể thì không thể chỉ trông chờ vào những người cao - trung tuổi. Mà hơn hết là trách nhiệm của những người trẻ, thế hệ được thừa hưởng nhiều thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0, để có thể áp dụng và lan toả dân ca Mường.

Viết Đào

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục